Thừa Thiên Huế: Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư

LÊ NAM - NGUYỄN HÀ 13/10/2021 20:34

Hiện, tỉnh đang chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất của ngành dệt may.

tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 tại các nhà máy, cơ sở sản xuất; khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 tại các nhà máy, cơ sở sản xuất; Khu, Cụm Công nghiệp trên địa bàn.

Doanh nghiệp sáng tạo, vượt khó

Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp vừa phòng chống kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ nhân dân, vừa hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ đó, 9 tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 41.412 tỷ đồng, tốc độ GRDP ước tăng 5,12%. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 8.204 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2020; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng của Thừa Thiên Huế đạt 18.945 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong bối cảnh khó khăn chung, an sinh xã hội được tỉnh đặc biệt quan tâm, đã có 114.465 người với tổng kinh phí 41,393 tỷ đồng được hỗ trợ; huy động được 8,121 tỷ đồng, đã hỗ trợ cho 4.949 hộ với tổng số tiền hỗ trợ 4,949 tỷ đồng cho người Huế ở các tỉnh phía nam. Kết quả đó là một phần lớn trong sự nỗ lực của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo TS. Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, gần 2 năm qua, cộng đồng doanh nghiệp đã gặp muôn vàn khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, trong tình cảnh khó khăn, truyền thống vượt khó của giới Công Thương Việt Nam đã được phát huy cũng như nhờ có các chính sách hỗ trợ kịp thời, thiết thực của Nhà nước, doanh nghiệp cả nước“trong cái khó đã ló cái khôn”, từng bước sáng tạo các giải pháp phù hợp để ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn.

“Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và ghi nhận sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự hõ trợ, phối hợp của các sở, ban, ngành của tỉnh trong hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng đại dịch. Từ những sự hỗ trợ thiết thực này, các doanh nghiệp trong tỉnh đã từng bước ổn định tình hình SXKD. GRDP trong 9 tháng ước tăng 5,12%, đây là mức tăng khá so với các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải miền Trung. Kỳ vọng sẽ có bước phát triển mới cuối năm trong tình hình bình thường mới”, TS. Dương Tuấn Anh chia sẻ.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 6000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 86,4%. Các doanh nghiệp đang tạo việc làm, thu nhập cho trên 120.000 lao động. Trong 8 tháng đầu năm tuy có 385 doanh nghiệp thành lập mới nhưng cũng có 453 đơn vị tạm ngừng hoạt động, 140 đơn vị đăng ký giải thể. Phần lớn doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng tập trung ở các nhóm ngành: Du lịch,  ăn uống, hoạt động vui chơi giải trí, vận tải xây dựng, sản xuất, chế biến, bán buôn, bán lẻ… do bị gián đoạn nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch COVID-19. Giai đoạn 2010-2020, ước tính tổng số tiền tham gia công tác xã hội của cộng đồng DN tỉnh trên 50 tỷ đồng. Riêng từ tháng 5/2021 đến nay, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã vận động trên 2 tỷ đồng để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, như: hỗ trợ các chốt kiểm soát dịch hơn 100 triệu đồng; ủng hộ Nhân dân TP. Hồ Chí Minh hơn 40 tấn hàng hoá, UBMTTQ tỉnh 370 triệu đồng và mới đây, Hiệp hội đã trao UBND tỉnh hàng hóa và tiền mặt trị giá 320 triệu đồng.

Chính quyền luôn đồng hành

Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay, việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc phục hồi sản xuất, kinh doanh và thực hiện chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”. Các sở, ban, ngành, địa phương cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; trong đó, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

“Cần xác định những thời cơ mới, động lực mới cho tăng trưởng, làm cơ sở xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó, các kịch bản tăng trưởng năm 2022 theo hướng đẩy mạnh tái cơ cấu lại nền kinh tế theo ngành, lĩnh vực đảm bảo phù hợp và thích ứng với trạng thái bình thường mới; bảo đảm an sinh xã hội, triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Hiện nay, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đang chỉ đạo khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các hạng mục năm 2021 trước mùa mưa bão; Tập trung đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công các chương trình, dự án trọng điểm; giải quyết các vấn đề liên quan giải phóng mặt bằng của các dự án khởi công mới… Đồng thời, tiếp tục giám sát tình hình sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực; quan tâm hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn; các dự án trọng điểm vừa mới đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất của ngành dệt may.

Cùng với các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó, phục hồi kinh tế thì tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 tại các nhà máy, cơ sở sản xuất; Khu - Cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục tăng cường các giải pháp thu hút đầu tư vào địa bàn.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Đại Vui, để nâng cao tính sẵn sàng trong kêu gọi đầu tư, tỉnh đang xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, thông tin kinh tế - xã hội, chuẩn bị các đề xuất dự án trình phê duyệt trước khi công bố kêu gọi đầu tư. Điểm nhấn khác biệt là tỉnh tiến hành xúc tiến đầu tư trực tuyến thay cho phương pháp tổ chức xúc tiến đầu tư trực tiếp như trước kia, đặc biệt tập trung xúc tiến vào thị trường trọng điểm, dự án trọng điểm. Trong đó, thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, các cơ chế, chính sách, quy hoạch ngành, lĩnh vực… trên các trang thông tin để các doanh nghiệp, nhà đầu tư chủ động tìm hiểu, nắm bắt cơ hội đầu tư.

Từ đâu năm đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp phép cho 24 dự án với tổng vốn đầu tư 13.319,3 tỷ đồng; cấp điều chỉnh 16 dự án vốn đầu tư tăng thêm 293,6 tỷ đồng. Ước thực hiện năm 2021 sẽ chấp thuận khoảng 25 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 15.000 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Thừa Thiên Huế xúc tiến quá trình nghiên cứu đầu tư nhiều dự án du lịch nghỉ dưỡng và đô thị của FLC

    Thừa Thiên Huế xúc tiến quá trình nghiên cứu đầu tư nhiều dự án du lịch nghỉ dưỡng và đô thị của FLC

    21:12, 03/10/2021

  • Thừa Thiên Huế: Hút đầu tư vào các thiết chế cần thiết, thể hiện tính đồng bộ

    Thừa Thiên Huế: Hút đầu tư vào các thiết chế cần thiết, thể hiện tính đồng bộ

    01:06, 19/05/2021

  • Khu công nghiệp HDTC Bá Thiện - Vĩnh Phúc thu hút nhà đầu tư

    Khu công nghiệp HDTC Bá Thiện - Vĩnh Phúc thu hút nhà đầu tư

    12:00, 08/10/2021

  • Đề xuất cơ chế đặc thù, thu hút nhà đầu tư rót vốn vào cảng biển

    Đề xuất cơ chế đặc thù, thu hút nhà đầu tư rót vốn vào cảng biển

    18:00, 07/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thừa Thiên Huế: Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO