Thuận lợi để phát triển kinh tế từ “đà” tăng trưởng 2022

Chuyên gia kinh tế VŨ VINH PHÚ 17/01/2023 05:15

Năm 2023, Việt Nam có thuận lợi để phát triển kinh tế từ “đà” tăng trưởng GDP 8,02% của năm 2022.

>>“Mạnh dạn” đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 vượt 7%

Năm 2023 mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc ở Việt Nam cũng như trên thế giới, thậm chí tại Trung Quốc vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát mạnh.

năm 2023 Việt Nam có thuận lợi để phát triển kinh tế từ “đà” tăng trưởng GDP 8,02% của năm 2022.

Năm 2023, Việt Nam có thuận lợi để phát triển kinh tế từ “đà” tăng trưởng GDP 8,02% của năm 2022.

Tuy nhiên, Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn khoá khó khăn nhất của đại dịch từ năm 2020 cho đến nay. Như vậy, năm 2023 Việt Nam có thuận lợi để phát triển kinh tế từ “đà” tăng trưởng GDP 8,02% của năm 2022.

Vượt qua thách thức 

Kiểm soát tốt lạm phát, cân đối thành công những vấn đề lớn của nền kinh tế vĩ mô, giải quyết hiệu quả bài toán chính sách tài khoá. Trong khi đó, trên thế giới lạm phát ở mức cao từ 8% đến 10%, khủng hoảng năng lượng, lương thực, chất đốt, chuỗi cung ứng…

Còn Việt Nam vẫn đứng vững và vượt nhanh qua vùng dịch để phát triển. Đây là tiền đề thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam, mặc dù từ giữa tháng 11/2022 đến nay có một số nhóm ngành hàng xuất khẩu gặp khó khăn. Đơn cử, thuỷ sản, đồ gỗ, dệt may, da giày…

Trong Nghị quyết Đảng lần thứ XIII đã nêu rõ: “Chưa bao giờ thế và lực của Việt Nam mạnh mẽ như hiện nay”. Thực tế, Việt Nam là một nền kinh tế mở rất lớn, hội nhập sâu. Xuất nhập khẩu đứng thứ 30 trên thế giới với hơn 700 tỷ USD.

Dự trữ ngoại tệ lên đến hàng trăm tỷ USD, năng suất lao động, đầu tư chiều sâu hạ tầng cho phát triển sản xuất, phân phối từng bước được cải thiện. Nguồn nhân lực được đào tạo tốt, có thể trong thời gian tới Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất lớn của thế giới.

Hơn 50% điện thoại thông minh cung cấp cho thế giới là được sản xuất tại Việt Nam. Ô tô điện của VinFast đã bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ. Việt Nam cũng đang phát triển điện gió, điện mặt trời rất mạnh, hiện đang chiếm khoảng hơn 10% trong quỹ điện tiêu dùng và sản xuất.

Việt Nam cũng đã có nhiều tập đoàn tư nhân lớn để đủ sức gánh vác những nhiệm vụ lớn của đất nước, như tập đoàn T&T, Hoà Phát, Thaco, FPT, Vingroup… có thể sẵn sàng bắt tay triển khai xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành, các hệ thống giao thông cùng các mũi nhọn khác của nền kinh tế.

Ngoài ra, Việt Nam đã đưa công nghệ số vào sản xuất và quản lý trong thời đại 4.0. Việt Nam đã ứng dụng công nghệ 5G rất sớm tại châu Á. Giao dịch giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp qua internet hiện nay đã trở nên phổ biến.

>>TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 đạt 8%

>>“Mạnh dạn” đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 vượt 7%

Tháo gỡ các “nút thắt”

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì chúng ta vẫn còn có những “nút thắt” đã được Chính phủ nhìn nhận. Đó là, thị trường chứng khoán phải được quản lý chặt chẽ hơn. Vừa qua có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng thị trường này để trục lợi bất chính.

Hoạt động bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tân Cảng Cát Lái. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Hoạt động bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tân Cảng Cát Lái. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa đi vào “quy củ”. Vấn đề này cần được chấn chỉnh trong thời gian tới. Thị trường bất động sản đang “trầm lắng”, lĩnh vực này đang được xử lý. Như Thủ tướng đã phát triển trong một hội nghị về bất động sản, đó là khó khăn phải chia sẻ, làm giá cao thì phải hạ xuống.

Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, liên kết giữa các vùng, ngành còn yếu, chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp. Liên kết giữa sản xuất và phân phối còn xảy ra tình trạng “o ép”, chưa đồng thuận, chưa mở rộng cửa “bắt tay nhau” để hai bên “cùng thắng”. Rủi ro chia sẻ, lợi nhuận hài hoà chưa đạt như mong muốn.  

Đánh giá về chỉ tiêu kinh tế trong năm 2023, Quốc hội và Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7% đến 7,5%, lạm phát ở mức 4,5%, đảm bảo cân đối vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu, thị trường nội địa cần phải được quan tâm.

Ổn định kinh tế-xã hội, an sinh của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau, lấy con người làm trọng tâm, động lực của sự phát triển, lấy văn hoá làm cội gốc để phát triển dân tộc Việt Nam…

Triển vọng năm 2023 mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể không “phi mã”, nhưng những chỉ tiêu của Quốc hội, Chính phủ đề ra là rất chính xác. Từ đó, doanh nghiệp, người dân phải cùng phấn đấu, tìm mọi sáng kiến, sáng tạo, đổi mới năng lực làm nguồn động lực cho sự phát triển. Trong khó khăn, chúng ta sẽ có nhiều sáng kiến, nhiều anh hùng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước trong năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

  • Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế 2023

    13:56, 12/01/2023

  • Việt Nam - Điểm sáng tăng trưởng kinh tế

    15:24, 11/01/2023

  • Chọn lọc đầu tư công tạo động lực tăng trưởng kinh tế

    04:00, 19/12/2022

  • Công nghệ và viễn thông Việt Nam: Hưởng lợi nhờ đà tăng trưởng kinh tế số

    15:50, 13/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thuận lợi để phát triển kinh tế từ “đà” tăng trưởng 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO