Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm Kỳ I: Kiểm soát nội bộ ngăn ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Nghiên cứu này là một phần của “Sáng kiến liêm chính giữa doanh nghiệp và chính phủ” (GBII), dự án “Thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh” của VCCI.

DĐDN xin giới thiệu bài viết của PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng – Trường Đại học kinh tế quốc dân.

Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của đất nước. Nhưng dường như câu chuyện tham nhũng trong khu vực tư nhân vẫn đang tồn tại song song và phổ biến trong cả mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Chính phủ (B2G) và quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).

p/Hành vi và thái độ của doanh nghiệp với chi phí không chính thức (%) - (Nguồn: http://pcivietnam.org/)

Hành vi và thái độ của doanh nghiệp với chi phí không chính thức (%) - (Nguồn: http://pcivietnam.org/)

Gareth Ward, Đại sứ Anh tại Việt Nam :

Chính phủ Việt Nam đã khẳng định cam kết mạnh mẽ trong phòng chống tham nhũng, thể hiện bằng việc sửa đổi khá toàn diện khung pháp lý cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Lần đầu tiên đã có quy định điều chỉnh vấn đề tham nhũng trong khu vực tư. Luật Phòng chống tham nhũng mới sửa đổi gần đây có một chương riêng về thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh. Tôi tin tưởng rằng Luật này sẽ tạo đà cho việc đẩy mạnh văn hoá kinh doanh liêm chính tại Việt Nam thông qua việc xây dựng bộ quy tắc đạo đức ứng xử và quy trình tuân thủ chặt chẽ. Điều này có vai trò hết sức quan trọng để Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế thành công và thu hút thêm đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài thông qua việc tăng cường lòng tin của nhà đầu tư. Tuy nhiên, để có thể thực hiện một chương trình liêm chính doanh nghiệp hiệu quả thì cần có sự tham gia của tất cả các bên có liên quan, không chỉ phía Chính phủ mà còn có sự tham gia của doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI:

Để phối hợp một cách hiệu quả trong việc chống lại tham nhũng trong doanh nghiệp, các công ty và các nhà hoạch định chính sách phải lồng ghép những yếu tố này thành một “hệ thống liêm chính doanh nghiệp”. Các đối tượng liên quan khác trong thị trường cũng như môi trường chính sách là một phần của quá trình xây dựng hệ thống liêm chính doanh nghiệp, đóng vai trò bổ sung trong việc hỗ trợ, kiểm tra,cân đối và khuyến khích. Việc thực hiện một chương trình nghị sự chính sách về liêm chính doanh nghiệp bao gồm tăng cường các hợp phần của hệ thống này và phối hợp với các bên liên quan để hiện thực hóa vai trò của họ trong hệ thống.

Sự lãnh đạo đúng đắn, các hệ thống tuân thủ chống tham nhũng và việc giám sát bằng quy định là những yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với liêm chính doanh nghiệp.

Nhưng cũng cần thiết phải bổ sung cả những động cơ thúc đẩy, công tác kiểm tra và cân đối để những nhân tố đó có hiệu quả hơn, để đánh giá được việc thực hiện, phát hiện được những kẽ hở và đưa ra giới hạn phòng vệ tốt hơn nhằm chống lại những hành vi tham nhũng.Chỉ có một hệ thống tổng thể về liêm chính doanh nghiệp mới có thể đạt được những mục tiêu này thông qua việc xây dựng một khung liên kết 4 nhân tố phụ thuộc lẫn nhau:

Thứ nhất, các tiêu chí và văn hóa ví dụ như bộ quy tắc ững xử, đạo đức và trách nhiệm của doanh nghiệp. Thứ hai, quản trị, chẳng hạn như hệ thống tuân thủ, quản trị doanh ngiệp và kênh tố cáo. Thứ ba, các quy định và nguyên tắc của nhà nước như việc giám sát thường xuyên, thi hành luật pháp. Thứ tư, kiểm tra và cân đối tổng thể hơn bao gồm các cơ quan quản lý, nhà đầu tư, người lao động, truyền thông đại chúng và các tổ chức giám sát thuộc khu vực xã hội dân sự.

Ba xu hướng tham nhũng trong doanh nghiệp

Hối lộ trong khu vực tư nhân ở Việt nam hiện nay theo 3 xu hướng.

Thứ nhất, một tỉ lệ đáng kể các doanh nghiệp ở Việt Nam đang trả các chi phí không chính thức như là một hoạt động bình thường trong kinh doanh. Điều này làm gia tăng áp lực cho các doanh nghiệp khác cũng phải làm tương tự để có thể tham gia cuộc chơi. Theo thời gian, việc trả các chi phí không chính thức trở nên bình thường chứ không phải là ngoại lệ.

Thứ hai, “định mức” của việc chi trả chi phí không chính thức đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây, hoàn toàn trái ngược với nỗ lực của Chính phủ và kỳ vọng của cộng đồng. Đã có bằng chứng về sự gia tăng tỉ lệ các doanh nghiệp chi trả hối lộ cũng như mức độ chi trả (hơn 10% tổng doanh thu) và mức độ phổ biến của các khoản chi phí không chính thức.

Thứ ba, các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đã coi hối lộ như là “chi phí kinh doanh” nhiều hơn là vấn đề về “liêm chính trong kinh doanh”. Đa số các doanh nghiệp đang trả chi phí không chính thức tin rằng việc chi trả này là ở “mức độ chấp nhận được”. Chúng tôi không có bằng chứng về doanh nghiệp xem hối lộ như là một vấn đề về đạo đức và liêm chính như thế nào, nhưng một vài nghiên cứu khác cũng cho thấy các doanh nghiệp đang tham gia vào các vụ hối lộ và các hoạt động bất hợp pháp khác.

Chi phí không chính thức kìm hãm sự phát triển

Trong mối quan hệ với nhà nước, có hai vấn đề quan trọng cần xem xét.

Thứ nhất, rất nhiều doanh nghiệp đã vi phạm một số quy định.

Thứ hai, việc trả phí không chính thức cho cán bộ nhà nước dường như là một thông lệ kinh doanh bình thường ở Việt Nam.

Trong mối quan hệ giữa các đối tác kinh doanh, các biện pháp không chính thức và dựa trên quan hệ vẫn được sử dụng khá rộng rãi. Mối quan hệ cá nhân, chi phí không chính thức, được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau vẫn chiếm 25%-30% trong các tương tác với đối tác kinh doanh. Một phần ba số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ không bao giờ sử dụng phương thức đấu thầu cạnh tranh.

Báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát từ 279 doanh nghiệp của Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VSPTBV) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy, việc chi trả chi phí không chính thức cho các cán bộ nhà nước dường như đang được nhiều doanh nghiệp xem là một thông lệ kinh doanh phổ biến ở Việt Nam. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp cũng thường sử dụng biện pháp không chính thức, làm ăn dựa trên mối quan hệ thân quen trong các giao dịch kinh doanh với đối tác, chiếm tới 25 - 30% doanh nghiệp được khảo sát.

Đáng báo động hơn cả là những bất thường trong quản lý nhân sự. Khoảng 27% đến 38% người trả lời có biết về các hoạt động như “thực hiện không đầy đủ các khoản phải nộp cho người lao động”, “Chưa tuân thủ pháp luật về lao động trong ký kết và thực hiện hợp đồng” và “tuyển dụng dựa nhiều vào quen biết, quan hệ nhiều hơn là năng lực”.

Có thể thấy, trong xây dựng các chính sách, thủ tục Kiểm soát nội bộ (KSNB) trong doanh nghiệp, dường như doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là mạnh nhất và doanh nghiệp tư nhân là yếu nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể hơn về tác động của hệ thống KSNB cho thấy một bức tranh đa dạng hơn.

Thứ nhất, các DNNN tuyển dụng dựa trên quan hệ và quen biết nhiều hơn.
Thứ hai, DNNN có số điểm về tuân thủ pháp luật đứng hàng thấp nhất. Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, DNNN có hệ thống KSNB nhưng hiếm khi sử dụng thực sự hoặc vì một số lý do, chức năng của KSNB đã bị vô hiệu hoá.

So sánh doanh nghiệp khác nhau về quy mô cho thấy trong các doanh nghiệp có quy mô vừa, các hoạt động KSNB triển khai là tốt nhất. Đến đây, một câu hỏi chúng tôi đặt ra là liệu các doanh nghiệp có hệ thống KSNB tốt hơn thì có tuân thủ pháp luật tốt hơn không?

Kỳ II: Kinh nghiệm quốc tế

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm Kỳ I: Kiểm soát nội bộ ngăn ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714039216 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714039216 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10