Tổng Giám đốc be Group Trần Thanh Hải: Chúng tôi cạnh tranh bằng trách nhiệm xã hội

Hà Phương thực hiện 10/07/2019 18:00

Sự gia nhập của nhiều ông lớn công nghệ trên thị trường gọi xe công nghệ mới đây đã cho thấy “sân chơi” này ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc phỏng vấn Tổng Giám đốc “be” Group xung quanh câu chuyện này.Ông Trần Thanh Hải cho biết, chỉ trong vòng gần 7 tháng từ khi ra mắt đến nay, ứng dụng gọi xe “be” đã được tải xuống 4 triệu thiết bị di động với khoảng 40.000 tài xế, đáp ứng hơn 250.000 chuyến xe được yêu cầu mỗi ngày và đã hoàn thành khoảng 12 triệu chuyến xe beBike và beCar. Ngoài ra, Ứng dụng gọi xe “be” đã có mặt tại 7 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ và Đà Nẵng.

- Cạnh tranh với các ông lớn trong ngành xe công nghệ như Grab, Go Việt, hay mới đây là My Go, khó khăn mà “be” phải đối mặt chắc hẳn không ít, thưa ông?

Theo báo cáo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, doanh thu thị trường gọi xe công nghệ đạt 500 triệu USD/năm. Tuy nhiên, 93% số dự báo đến từ 2 thành phố là Hà Nội và TP.HCM, tất cả tỉnh, thành phố khác chiếm 7%. Ngoài ra, theo dự báo của các tổ chức quốc tế, con số này sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ USD vào năm 2025, nên dư địa thị trường còn đủ lớn để cạnh tranh.

Khó khăn là điều không thể tránh khỏi nhưng quan điểm của “be” không dùng giá rẻ để giữ chân khách hàng mà bằng chất lượng và trách nhiệm với xã hội để phát triển hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, khi các đối thủ nước ngoài mạnh tay trong khoản đốt tiền để có những chuyến xe giá rẻ, thu hút người dùng và từ từ triệt tiêu đối thủ thì bước đầu “be” sẽ ít lợi thế hơn vì người tiêu dùng vẫn quan tâm đến giá cả đầu tiên.

Bên cạnh đó, vì “be” đăng ký là công ty vận tải ứng dụng công nghệ nên nghĩa vụ về thuế, nghĩa vụ với tài xế và khách cũng nhiều hơn so với các đối thủ khác. Đơn cử như khi muốn mở dịch vụ ở các tỉnh, thành chúng tôi đều phải xuống đến tận nơi xin giấy phép.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo lần 9 Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86: Taxi công nghệ vẫn phải gắn “mào”

    Dự thảo lần 9 Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86: Taxi công nghệ vẫn phải gắn “mào”

    11:01, 17/06/2019

  • Quản lý taxi công nghệ: Khó có chuyện thất thu thuế

    Quản lý taxi công nghệ: Khó có chuyện thất thu thuế

    16:10, 05/06/2019

  • Indonesia: Cuộc chiến sinh tử giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ

    Indonesia: Cuộc chiến sinh tử giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ

    12:00, 03/06/2019

  • Bộ Tư pháp “gỡ mào” taxi công nghệ

    Bộ Tư pháp “gỡ mào” taxi công nghệ

    11:01, 28/04/2019

- Grab đang phát đi thông cáo lỗ nặng tại thị trường VN, về logic, với chi phí đầu tư như “be”, khả năng sẽ phải “chịu” mức lỗ khủng hơn là điều không tránh khỏi, thưa ông?

Để tham gia vào cuộc chơi ở lĩnh vực này, doanh nghiệp phải xác định tiêu tốn vài ngàn tỉ đồng để đầu tư phát triển, nhưng hiện tại tôi có thể nói rằng, chi phí của “be” vẫn thấp hơn lỗ kế hoạch vì chúng tôi là nhà đầu tư nội địa.

Tuy nhiên, việc thực hiện các nghĩa vụ thuế cũng như các quy định chặt chẽ của luật pháp là nền tảng vững chắc để chúng tôi thực hiện các chiến lược phát triển. Tài xế cũng an tâm mà “chắc tay lái” trong các hành trình đồng hành cùng “be”.

- Nhưng thực tế, lĩnh vực kinh doanh gọi xe của “be” hiện nay chưa có gì khác biệt so với các hãng gọi xe công nghệ khác, thưa ông?

Chúng tôi đặt tiêu chí chất lượng dịch vụ lên hàng đầu thông qua việc lấy tài xế làm gốc. Khi quyền lợi của tài xế gắn liền với sự phát triển của “be”, gắn liền với tiêu chí chất lượng thì họ cũng phải có những ứng xử, hành xử đúng mực, để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Với tôn chỉ đó, “be” tin sẽ nhận được tình cảm của khách hàng, đồng thời bảo đảm cuộc sống của tài xế tốt hơn.

Mục tiêu dài hạn của “be” là muốn xã hội công nhận các tài xế lái xe công nghệ là một nghề. Đã là nghề thì họ phải được bảo vệ bởi luật pháp, bởi chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, Luật Lao động. Chúng tôi sẽ bảo vệ và bảo đảm quyền lợi của anh em tài xế tốt nhất có thể.

- Thưa ông, với Grab, đối thủ hiện được coi là mạnh nhất trên thị trường hiện nay, vận tải chỉ là bước đệm để họ vào thị trường tài chính, “be” có theo theo “lối” này?

Dịch vụ tài chính mới của “be” rất có thể sắp ra mắt trong một thời gian ngắn nữa và được tích hợp ngay trên nền tảng của ứng dụng gọi xe "be".

Hiện ứng dụng gọi xe "be" chỉ hỗ trợ thanh toán đối với thẻ MasterCard và Visa. Việc ra mắt dịch vụ tài chính sẽ giúp ứng dụng này tận dụng được lượng đối tác tài xế và khách hàng có sẵn để xây dựng một hệ sinh thái tài chính số trên nền tảng di động. Đây cũng là xu hướng các ứng dụng công nghệ như Grab, Go-Jek, Zalo... đang hướng đến.

Việc mở rộng dịch vụ tài chính sẽ giúp khách hàng của "be" tối ưu nhu cầu thanh toán. Chắc chắn, sau dịch vụ tài chính này, "be" sẽ mở rộng thêm hàng loạt tiện ích cho người dùng như thanh toán cho các chuyến đi và các dịch vụ giao vận, nạp tiền điện thoại, thanh toán tại cửa hàng mà không cần dùng tiền mặt.

- Xin cảm ơn ông !

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tổng Giám đốc be Group Trần Thanh Hải: Chúng tôi cạnh tranh bằng trách nhiệm xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO