Thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng

Diendandoanhnghiep.vn Để khai thác tiềm năng thế mạnh của Vùng đồng bằng sông Hồng cần hoàn thiện cơ chế phát triển vùng đột phá, xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, phát triển hạ tầng, các cụm liên kết ngành.

>> Tăng cường vai trò trong phát triển kinh tế vùng

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội thảo "Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp" do Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT và UBND tỉnh Thái Bình đồng tổ chức

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng tại Hội thảo "Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp" do Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT và UBND tỉnh Thái Bình đồng chủ trì tổ chức, nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng (Vùng ĐBSH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

9 đề xuất định hướng

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, vùng đồng bằng Sông Hồng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước.

Tuy nhiên, hiện tại phát triển dưới tiềm năng, liên kết hợp tác các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Nguyên nhân do nhận thức vai trò liên kêt vùng chưa đầy đủ, còn tư tưởng cục bộ, chưa vì lợi ích chung và thiếu cơ chế, thiếu bộ máy điều phối liên kêt vùng hiệu quả.

Thực tế hiện không có cơ chế vùng, chính quyền vùng, ngân sách vùng, chưa có chính sách đủ mạnh huy động ngoài nguồn lực ngân sách để đầu tư công trình trọng điểm, có tính lan toả. Trước tình hình thế giới khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, công nghiệp, thu hút FDI. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nhiều chỉ số sụt giảm, khó khăn sắp tới.

Để khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng, theo ông Dũng, một là cần hoàn thiện cơ chế phát triển vùng đột phá, xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, tập trung vào 1số lĩnh vực như quy hoach, phát triển hạ tầng, đầu tư, phát triển các cụm liên kết ngành.

Hai là, xây dựng, hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương trong vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức không gian phát triển vùng bảo đảm cân bằng, bền vững, đại kết nối hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, các cực tăng trưởng và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông. Quy hoạch các địa phương bảo đảm phù hợp với quy hoạch vùng.

>> Kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Vẫn tồn tại những điểm nghẽn

Toàn cảnh Hội thảo Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp

Ba là, tranh thủ, tận dụng thời cơ từ các xu thế phát triển mới theo các mô hình tăng trưởng trong các Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ.

Bốn là, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, lan tỏa, đồng bộ, kết nối.

Năm là, phát triển cân bằng, hài hòa giữa kinh tế - văn hóa -xã hội - môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Sáu là, phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như chíp, bán dẫn, robot, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới.

Bảy là, phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững, sinh thái theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, nông dân văn minh.

Tám là, phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á. Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, chủ động các biện pháp phòng vệ phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế, bảo đảm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh Sông Hồng.

Chín là, tập trung phát triển vùng trở thành trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu của cả nước. Thành lập và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo. Tiếp tục hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ để phát triển các sản phẩm chủ lực, lợi thế của các địa phương.

Đề xuất từ các địa phương

Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước với hạt nhân là Thủ đô Hà Nội; có vai trò là 1 trong 2 “đầu tàu” kinh tế, động lực phát triển hàng đầu của cả nước với 3 cực tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhìn nhận tính liên kết vùng nhìn chung vẫn còn có những hạn chế. Các công trình, dự án liên kết vùng mới tập trung ở các dự án hạ tầng do ngân sách từ Trung ương đầu tư. Các hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn chưa rõ nét và chưa được triển khai đẩy mạnh và chưa có cơ chế chính thức về liên kết vùng riêng; không gian và địa bàn liên kết còn mang tính tự phát giữa một số địa phương. Đặc biệt các vấn đề, nội dung liên quan đến liên kết ngoại vùng hầu như chưa có.

“Thực tiễn cho thấy sự cần thiết của việc tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới logistics, chợ đầu mối, các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông minh gắn với các cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để phát huy tối đa lợi thế vùng, thúc đẩy giao thương nội và liên vùng, quốc tế; Tận dụng tối đa các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do để thu hút đầu tư” - Thứ trưởng nói.

Tại hội thảo, đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh đề xuất nghiên cứu xây dựng tổ chức quản lý vùng với một thể chế hoạt động mang tính pháp lý cao. Tổ chức này cần có bộ máy rõ ràng, có nguồn tài chính độc lập như "ngân sách vùng" để thực hiện được các dự án cấp vùng, có quyền quyết định về quy hoạch và điều phối phát triển vùng cao hơn quyền của một tỉnh, thành phố.

UBND TP. Hải Phòng đề nghị xây dựng có chế chính sách đang áp dụng tại các Khu thương mại tự do thành công trên thế giới để áp dụng tại các địa phương có lợi thế nhằm thu hút các tập đoàn trên thế giới đặt trụ sở hoặc văn phòng cấp vùng của các công ty vận tải, hãng tàu; Phát triển thí điểm mô hình trung tâm logistics phân phối để xuất khẩu hàng hóa trong khu vực vào các thị trường tiêu thụ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ Kế hoạch & Đầu tư chuẩn bị trình Chính phủ thành lập Hội đồng vùng, cơ chế điều phối vùng và xây dựng một số cơ chế chính sách đặc thù cho vùng. Thành lập một quỹ riêng của vùng, giao cho hội đồng vùng quyết định để đầu tư hạ tầng cho vùng, không theo phân bổ ngân sách hiện nay.

Đây là những cơ chế mang tính đột phá hơn cho phát triển, liên kết vùng. Hình thành các vành đai kinh tế, hình thành các cực tăng trưởng - Hà Nội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713476422 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713476422 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10