Thúc đẩy văn hoá vượt qua giới hạn “sức mạnh mềm”

Diendandoanhnghiep.vn Vượt qua giới hạn “sức mạnh mềm”, văn hóa không chỉ mang lại giá trị tinh thần mà còn đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế, như các văn kiện của Đảng ta đã ghi nhận.

>>Đề cương Văn hóa thu hút lực lượng tinh hoa, trí thức quốc gia

Vượt qua giới hạn “sức mạnh mềm”, văn hóa không chỉ mang lại giá trị tinh thần mà còn đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế, như các văn kiện của Đảng ta đã ghi nhận.

Du khách tham quan Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An.

Du khách tham quan Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An.

Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 đặt ra nhiệm vụ lâu dài đối với phát triển văn hóa trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - các trụ cột để phát triển đất nước.

Qua các kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt là trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (năm 1998) về văn hóa, mối quan hệ này đã được làm rõ ở tính biện chứng: “Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội”.

Nói cách khác, sự phát triển xã hội chính là sự phát triển văn hóa và kinh tế tạo ra được những tiền đề để phát triển văn hóa. Khi xem xét mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển kinh tế, cần đánh giá cách thức mà những đặc điểm văn hóa khác nhau thúc đẩy hoặc là cản trở sự phát triển kinh tế.

Bởi tất cả các nền văn hóa khác nhau có những đặc trưng, đặc thù khiến chúng trở nên độc đáo và khác biệt so với các nền văn hóa khác. Những đặc điểm văn hóa này mang lại lợi ích kinh tế nhưng ở một thời điểm khác có thể lại là trở ngại cho sự phát triển kinh tế.

Do đó, cần có sự đánh giá một cách toàn diện để nhận diện từ đó khắc phục, biến những thách thức thành cơ hội phát triển. Đặc biệt, quá trình hội nhập giữa các nền văn hóa diễn ra mạnh mẽ cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đơn cử, ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện đang đóng góp doanh thu khoảng 8,081 tỷ USD, tương đương 3,61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).  Trước đại dịch Covid-19, sự phát triển nổi trội của 1 số ngành nghề đã cho thấy sự tăng trưởng của các ngành thuộc công nghiệp văn hóa.

Điển hình, năm 2019 ngành điện ảnh đạt doanh thu trên 4,1 nghìn tỷ đồng, tổng thu từ khách du lịch đạt 720 nghìn tỷ đồng, tổng doanh thu quảng cáo trên các phương tiện là hơn 65,4 nghìn tỷ đồng…

>>Bản sắc văn hoá “chống lại” sự xâm lăng văn hóa

>>Tìm lại vị thế văn hóa dân tộc

Du lịch Tây Nguyên không chỉ nổi tiếng với các loại cà phê mà còn được biết đến là nơi nuôi dưỡng và thuần hóa voi.

Du lịch Tây Nguyên không chỉ nổi tiếng với các loại cà phê mà còn được biết đến là nơi nuôi dưỡng và thuần hóa voi.

Những thành quả này dù còn khiêm tốn, song rất đáng ghi nhận khi văn hóa tưởng chừng chỉ là giá trị vô hình thì đã mang lại những giá trị hữu hình cho sự phát triển kinh tế, xã hội, tạo được giá trị gia tăng sáng tạo và việc làm, nâng cao được giá trị bền vững cho cộng đồng.

Đồng thời, văn hóa đã trở thành đòn bẩy, chất liệu cho những sáng tạo và sự tiếp xúc giữa nhà sản xuất, nghệ sĩ, công chúng và các đối tác kinh doanh làm tăng thêm tính năng động và sức mạnh tổng hợp.

Có thể nói, phát triển văn hóa và phát triển kinh tế theo định hướng của Đề cương đã được tiếp nối và bổ sung trong nghị quyết về văn hóa của Đảng qua các kỳ đại hội và trở thành quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong thực tiễn phát triển văn hóa của đất nước.

Đề cương đã đặt nền móng, đã đưa ra những vấn đề, những nguyên tắc, cả những giải pháp mà từ đó người làm văn hóa, ngành văn hóa xác định rõ những nhiệm vụ lâu dài, chú ý phát huy sáng tạo sức mạnh mềm của văn hóa. Định hướng của Đề cương về phát triển văn hóa là nhằm mục tiêu hướng tới phát triển bền vững, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. 

Với định hướng đó, vai trò của văn hóa cần tiếp tục được khẳng định và đặt trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội, văn hóa với bảo vệ môi trường, trong đó những giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi, xuyên suốt.

Từ Đề cương năm 1943 đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, đến Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam và các chương trình phát triển văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa... sẽ là những mốc lịch sử đánh dấu từng giai đoạn phát triển văn hóa của Việt Nam luôn được bổ khuyết, làm mới ở một tầm nhìn mới.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy văn hoá vượt qua giới hạn “sức mạnh mềm” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714137593 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714137593 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10