Thương vụ tỷ đô của Nvidia và Arm có đổ bể?

NGUYỄN CHUẨN 06/08/2021 05:15

Trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu, Chính phủ các nước đang coi chất bán dẫn là tài sản quan trọng, thương vụ mua lại trị giá 40 tỷ USD của Nvidia với nhà thiết kế chip Arm có nguy cơ đổ bể.

Thỏa thuận này được coi là một trong những thương vụ thâu tóm chất bán dẫn lớn nhất từ trước đến nay, đã được công bố vào tháng 9 năm ngoái.

Thương vụ mua lại của Nvidia và Arm trị giá 40 tỷ USD.

Thương vụ mua lại của Nvidia với Arm trị giá 40 tỷ USD.

Mặc dù thương vụ đã được các cơ quan quản lý cạnh tranh trên toàn thế giới sớm công bố kế hoạch xem xét. Tuy nhiên, đã có những tín hiệu bất ổn được đưa ra tại Mỹ, Anh, Trung Quốc và Châu Âu sau khi các công ty như Qualcomm, Microsoft, Google và Huawei phàn nàn rằng thỏa thuận này có hại cho ngành bán dẫn.

Kế hoạch ban đầu của Nvidia là trong 18 tháng để nhận được sự chấp thuận của tất cả các cơ quan quản lý có liên quan trên toàn thế giới và hy vọng sẽ hoàn tất thỏa thuận vào tháng 3 năm 2022.

Song, nhiều nhà phân tích trong ngành đã chỉ ra rằng kiểu hợp nhất này trong thế giới phần cứng máy tính rất có thể có tác động tiêu cực và các cơ quan quản lý luôn cảnh giác với các kết quả bất lợi. 

Đáng chú ý là cho đến nay, Nvidia vẫn chưa nhận được bất kỳ sự chấp thuận nào từ các cơ quan quản lý ở Mỹ, Anh, Nhật Bản hoặc Trung Quốc, nhưng rào cản cuối cùng và quan trọng nhất có thể sẽ đến từ Ủy ban Châu Âu (EC). Đáng ngạc nhiên là Nvidia thậm chí vẫn chưa nộp đơn đăng ký cho EC và toàn bộ quá trình có thể bị chậm trễ đáng kể, buộc Softbank và ARM phải xem xét lại đợt chào bán công khai lần đầu.

Ủy ban Châu Âu (EC) có thể là rào cản quan trọng trong thương vụ mua lại của Nvidia.

Ủy ban Châu Âu (EC) có thể là rào cản quan trọng trong thương vụ mua lại của Nvidia.

Hiện tại, EC đang nghỉ lễ cho đến tháng 9, vì vậy Nvidia có chút thời gian để chuẩn bị tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký. Thông thường, EC phải mất ít nhất sáu tháng để xem xét loại thỏa thuận này, nhưng các nhà phân tích thân cận với The Telegraph tin rằng quá trình này có thể bị trì hoãn sau tháng 3 năm 2022.

Mặc dù Nvidia đã lường trước vấn đề khi đưa vào một phần gia hạn tùy chọn đến tháng 9 năm 2022, nhưng ngay cả khi có thêm điều khoản đó, các cơ quan quản lý của Anh và Trung Quốc cũng đang phản đối mạnh mẽ thỏa thuận này.

Tại Vương quốc Anh, cuộc điều tra do Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA) dẫn đầu, cũng đang tính đến những lo ngại về an ninh quốc gia. CMA đã đệ trình báo cáo ban đầu cho Bộ trưởng Văn hóa Vương quốc Anh Oliver Dowden vào ngày 20 tháng 7 và ông sẽ đưa ra quyết định về an ninh quốc gia.

Theo Bloomberg, báo cáo chứa đựng những tác động đáng lo ngại đối với an ninh quốc gia và Vương quốc Anh hiện có xu hướng từ chối việc tiếp quản, và một nguồn tin giấu tên cho biết Vương quốc Anh có khả năng sẽ tiến hành xem xét sâu hơn vụ sáp nhập do lo ngại về an ninh quốc gia.

Không rõ an ninh quốc gia của Vương quốc Anh sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu Arm chuyển từ sở hữu của Nhật Bản sang sở hữu của Mỹ, nhưng các chính phủ đã coi công nghệ bán dẫn như một tài sản quan trọng trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu.

Trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu, các chính phủ coi chất bán dẫn là tài sản quan trọng.

Trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu, các chính phủ coi chất bán dẫn là tài sản quan trọng.

Ở một diễn biến khác, một thương vụ mua lại công ty sản xuất chất bán dẫn khác cũng đang được xem xét kỹ lưỡng. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ra lệnh cho cố vấn an ninh quốc gia Stephen Lovegrove xem xét việc tiếp quản Newport Wafer Fab, cơ sở sản xuất wafer bán dẫn lớn nhất của Vương quốc Anh. Công ty đang được mua lại bởi Nexperia thuộc sở hữu của Trung Quốc với giá 63 triệu bảng Anh (88 triệu USD).

Trong khi đó, vào tháng 6, các luật sư chống độc quyền của Trung Quốc đã nói với The Financial Times rằng cuộc điều tra của Trung Quốc có thể đưa thương vụ này vượt quá thời hạn 18 tháng mà Nvidia đưa ra vào tháng 9 năm 2020.

Cuối cùng, thỏa thuận mua bán cho phép hai công ty lựa chọn kéo dài thời hạn đến tháng 9 năm 2022. Tuy nhiên, thương vụ này có thể đổ bể nếu thỏa thuận không nhận được sự chấp thuận của bất cứ chính phủ hay tổ chức quốc tế liên quan.

Có thể bạn quan tâm

  • iPhone sắp hụt hàng vì khủng hoảng thiếu chip toàn cầu

    iPhone sắp hụt hàng vì khủng hoảng thiếu chip toàn cầu

    04:00, 30/07/2021

  • Thiếu chip toàn cầu khiến doanh thu của Apple tăng trưởng chậm lại

    Thiếu chip toàn cầu khiến doanh thu của Apple tăng trưởng chậm lại

    03:21, 29/07/2021

  • Thế giới vẫn thiếu chip đến 2022

    Thế giới vẫn thiếu chip đến 2022

    03:55, 24/07/2021

  • Đến lượt Apple

    Đến lượt Apple "điêu đứng" vì thiếu chip

    03:33, 10/04/2021

  • [eMagazine] Cuộc khủng hoảng thiếu chip toàn cầu đang đến đỉnh?

    [eMagazine] Cuộc khủng hoảng thiếu chip toàn cầu đang đến đỉnh?

    06:30, 27/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thương vụ tỷ đô của Nvidia và Arm có đổ bể?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO