Theo đánh giá của Khối Phân tích CTCK KB Việt Nam (KBSV Research), nếu chỉ bị áp mức thuế 0.09 USD/kg, VHC phải chịu rủi ro tăng thêm nhưng vẫn có lợi thế so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố kết quả sơ bộ đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2018 đến ngày 31/7/2019 đối với sản phẩm cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Theo đó, mức thuế sơ bộ cho bị đơn bắt buộc với thủy sản Vĩnh Hoàn là 0,09 USD/kg.
Sau một thời gian dài được hưởng thuế chống bán phá giá 0% tại thị trường Mỹ, việc VHC bị áp thuế chống bán phá giá lần này là khá bất ngờ và phần nào cho thấy phía Mỹ đang tập trung vào các công ty xuất khẩu thủy sản đầu ngành của Việt Nam.
Ngoài ra, VHC cũng đang phải đối mặt với rủi ro bị áp thuế nhập khẩu 25% sau khi Việt Nam bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ. Phiên điều trần công khai về vấn đề thao túng tiền tệ của Việt Nam được diễn ra từ ngày 29/12/2020 đến ngày 8/1/2021.
Cá tra là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, hiện được xuất khẩu sang 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ đóng vai trò quan trọng. Theo VASEP, khi sản phẩm cá tra, basa Việt Nam tăng tốc vào Mỹ với giá hợp lý hơn đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm cá da trơn nuôi tại nước này.
Những năm gần đây, người nuôi cá da trơn của Mỹ đã nhiều lần tìm cách ngăn cản doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ. Trong đó có cả việc ép các cơ quan chức năng Mỹ phải tạo hàng rào kỹ thuật, coi cá tra, basa Việt Nam không phải cá da trơn.
Đây thực chất là cách làm không minh bạch, nhằm tìm cớ ngăn cản sư thâm nhập của cá tra Việt Nam vào Mỹ, bảo hộ sản phẩm cá da trơn nội địa đang dần mất ưu thế tại Mỹ.
Trên thực tế, Việt Nam chưa phải là mục tiêu chính trong các vụ kiện bán phá giá lớn trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với năng lực xuất khẩu ngày càng tăng và lợi thế cạnh tranh chủ yếu về giá, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải đối mặt ngày càng nhiều đối với các vụ kiện bán phá giá.
Ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương) từng chỉ ra nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt Nam thua kiện chống bán phá giá là do che giáy thông tin, tài liệu kế toán, lưu trữ số liệu không cụ thể, rõ ràng.
“Để chủ động đối phó với các vụ kiện, trước hết các doanh nghiệp cần kiểm tra lại tài liệu kế toán, số liệu lưu trữ rõ ràng, chính xác. Những thông tin về giá bán, số lượng bán, ngày tháng xuất bán, chi phí tàu biển, điều chỉnh giá là phần phải có số liệu rõ ràng nhất. Thông tin về các chi phí trong sản xuất, chi phí khác phải tách bạch”, ông Khiên cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Vĩnh Hoàn (VHC): Nửa đầu năm LNST hợp nhất giảm hơn 49% xuống còn 367,5 tỷ, một phần do không còn phát sinh lãi thoái vốn_copied
16:41, 01/08/2020
Vĩnh Hoàn (VHC): Nửa đầu năm LNST hợp nhất giảm hơn 49% xuống còn 367,5 tỷ, một phần do không còn phát sinh lãi thoái vốn
11:13, 01/08/2020
Vĩnh Hoàn và “bước nhảy” EVFTA
11:00, 06/06/2020
Tia sáng với "nữ hoàng cá tra" Vĩnh Hoàn
00:00, 14/11/2019
Vĩnh Hoàn: Cá to gặp nước lớn
11:12, 09/10/2019