Các quốc gia châu Âu đang chuẩn bị cho cuộc di dân lớn từ Ukraine sau khi Nga tấn công vào quốc gia này.
>>Cuộc chiến Nga - Ukraine và những hệ lụy nhãn tiền
Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát, các nước láng giềng đang lo ngại rằng một cuộc tấn công toàn diện có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng di cư lớn chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai sẽ làm tăng chi phí nhân đạo, chính trị và xã hội nghiêm trọng cho cả người tị nạn Ukraine và các nước trong khu vực.
Tình hình tại Ukraine cho thấy nhiều khả năng quy mô của việc di cư vẫn chưa được biết rõ. Theo Oksana Antonenko, giám đốc phân tích rủi ro toàn cầu tại Control Risks trao đổi với CNBC: “Theo những gì châu Âu lo ngại, đây có thể là một trong những tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này".
Chính phủ Hoa Kỳ ước tính rằng một cuộc tấn công diện rộng của Nga vào Ukraine có thể khiến 1 đến 5 triệu người dân của quốc gia này phải bỏ chạy khỏi quê hương. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã đưa con số này lên gần 3-5 triệu.
“Nếu điều đó xảy ra, chắc chắn chúng ta đang nói về hàng trăm nghìn người, nếu không muốn nói là hàng triệu người tị nạn, và rất có thể họ sẽ chạy sang châu Âu thay vì Nga”, chuyên gia Antonenko nhấn mạnh.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Nhà đầu tư "lao vào hầm trú ẩn", giá vàng liên tiếp phá đỉnh
Trong trường hợp như vậy, tỷ lệ người dân của Ukarina có thể di chuyển theo đường bộ tới các quốc gia có biên giới với Ukraina như Ba Lan, Hungary, Slovakia, Moldova và Romania. Theo chính sách của EU, người Ukraine không cần thị thực để vào Khu vực Schengen, gồm 26 quốc gia châu Âu.
Ba Lan cho biết rằng họ đang chuẩn bị chỗ cho 200 người tị nạn đến từ Ukraina tại 10 trung tâm khác nhau đặt tại nước này. Lực lượng Biên phòng Ba Lan cũng bổ sung thêm năng lực tiếp nhận 4.000 người.
Trước đó, ước tính đã có khoảng 2 triệu người Ukraine đã di cư đến Ba Lan kể từ khi Crimea sáp nhập. Mặc dù một số ít người dân Ukraine di cư đến Ba Lan trước đó đã xin quy chế tị nạn, nhưng Ba Lan đã cấp thêm khoảng 300.000 thị thực tạm trú cho người Ukraine trong những năm gần đây. Nhưng chừng đó là chưa đủ, bởi đúng như Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ba Lan Maciej Wasik thừa nhận, trong kịch bản tệ nhất, Ba Lan có thể phải tiếp nhận trên 1 triệu người di cư từ Ukraine.
Do đó, liệu phần còn lại của châu Âu có sẵn sàng tiếp nhận thêm dòng người di cư mới? HIện chưa biết nước nào sẽ là người đi đầu trong việc tiếp nhận người di cư dựa trên khuôn khổ đạo đức. Trước dó, cựu Tổng thống Đức Angela Merkel từng cho phép 800.000 người tỵ nạn được định cư tại Đức, bảo lưu quan điểm những người này cần có nơi sinh sống, che chở. Nhưng chính quyền mới tại Berlin có thể sẽ không làm vậy.
Trong khi đó, Pháp và Anh là hai nước tiếp nhận rất ít người di cư. Ngay cả những nước vùng Scandinavia vốn cởi mở với người tỵ nạn giờ đây cũng không mặn mà tiếp nhận dòng người nhập cư như trước.
Trong quá khứ, cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015 được cho là đã thúc đẩy phong trào cực hữu, chống nhập cư bùng nổ khắp châu Âu trong những năm sau đó. Các quốc gia đều lo ngại dòng người di cư tương tự từ Ukraine có thể gây ra những thách thức chính trị và xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Khi chiến tranh có thể sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các nền kinh tế, thì cũng có nguy cơ những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy trong khu vực có thể nhanh chóng chuyển tâm điểm sang việc chống làn sóng nhập cư khi con số người di chuyển khỏi Ukraine ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.
Có thể bạn quan tâm
Cuộc chiến Nga - Ukraine và những hệ lụy nhãn tiền
11:30, 25/02/2022
Ngân hàng Trung ương Ukraine đình chỉ chuyển tiền điện tử
11:00, 25/02/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Nhà đầu tư "lao vào hầm trú ẩn", giá vàng liên tiếp phá đỉnh
09:52, 25/02/2022
Ukraine - Nga, cây muốn lặng nhưng gió không dừng!
01:00, 25/02/2022
Nga sẽ làm gì tiếp theo sau chiến dịch quân sự tại Ukraine?
00:26, 25/02/2022