Trekking, dù lượn, chèo thuyền là những hoạt động tour du lịch mạo hiểm đang được phát triển trong thời gian qua, là những điểm sáng trong bức tranh du lịch ở Tây Nguyên.
>>“Cú hích ” nào cho ngành du lịch Đà Nẵng?
Núi Chư Nâm xã Chư Đăng Ya huyện Chư Păh là địa điểm gần thành phố Pleiku và được nhiều người dân chọn làm điểm leo núi trải nghiệm thử thách bản thân. Đây là ngọn núi nằm trong quần thể được quy hoạch du lịch khu vực Chư Đăng Ya. Đây cũng là điểm ưa thích của hai mẹ con Nguyễn Thị Nga ở thành phố Pleiku mỗi buổi sáng sớm. “tôi muốn con tôi có trải nghiệm thử thách bản thân là chinh phục đỉnh Chư Nâm. Tuy có chút nguy hiểm nhưng đem lại niềm vui nhất định cho hai mẹ con,” chị Nga tâm sự.
Tây Nguyên không chỉ sở hữu những cảnh đẹp tự nhiên như thác, suối, mà còn rất nhiều điều kiện khác để phát triển nhiều loại hình du lịch. Nhiều địa phương trong khu vực Tây Nguyên cũng đã lên kế hoạch phát triển hạ tầng, dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp này. Đặc biệt là khai thác tối đa sự đa dạng văn hoá của 47 dân tộc anh em. Điều này đã giúp du khách tiếp cận tốt hơn với các loại hình du lịch, đặc biệt là phát triển một số loại hình như trekking, trải nghiệm và khám phá.
Gần đây, loại hình du lịch thể thao mạo hiểm, đặc biệt là hoạt động dù lượn trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã thu hút hàng ngàn khách du lịch. Các sự kiện thành công tại huyện Sa Thầy, Tu Mơ Rông đã là minh chứng cho loại hình du lịch dù lượn phát triển tại đây. Chính vì thế tỉnh Kon Tum đã lập đề án khai thác phát triển môn dù lượn gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời tập trung triển khai các điều kiện cần thiết nhằm phát triển đồng bộ các loại hình du lịch, có bản sắc riêng của địa phương, sớm đưa Kon Tum trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Nguyên.
Tại Buôn Mê Thuột, loại hình chèo thuyền khám phá cảnh đẹp tự nhiên của dòng sông Sêrêpôk huyền thoại Tây Nguyên đang trở thành điểm nhấn đầy màu sắc. Trên sông, du khách có thể ghé một thác nhỏ tuyệt đẹp để đoàn chụp hình lưu niệm, sau đó thử lòng gan dạ, sức mạnh và sự khéo léo của quý khách bằng cách vượt các ghềnh đá nhấp nhô, những đoạn thác trắng xóa trên dòng sông.
>>Quảng bá thương hiệu du lịch Việt nhờ sức hút mang tên BlackPink
Anh Nguyễn Thành Vân - Hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm ở Gia Lai cho biết “giá của mỗi tour mạo hiểm rất khác nhau, tuy nhiên nó lại đang thu hút không ít bạn trẻ tham gia. Đặc biệt là những người có điều kiện kinh tế muốn trải nghiệm cảm giác chiến thắng.”
Trong vai trò quản lý, ông Phạm Hoàng Trực - Giám đốc Công ty TNHH du lịch Quốc tế Gotour lại cho hay “Tây Nguyên đủ điều kiện để phát triển du lịch mạo hiểm, tuy nhiên vẫn chưa có những văn bản quản lý hay hướng dẫn nào cụ thể. Điều này khiến cho doanh nghiệp có thể chưa sẵn sàng đầu tư để đón một xu thế mới.”.
Có thể bạn quan tâm