Tiền kỹ thuật số quốc gia nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam có những đặc điểm về chính trị và kinh tế tương đồng với Trung Quốc nên hoàn toàn có thể học hỏi mô hình tiền kỹ thuật số quốc gia đã được họ thử nghiệm và thí điểm.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã hơn 60 Ngân hàng Trung ương tham gia vào cuộc đua tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC). Điều này được kỳ vọng sẽ làm thay đổi thị trường tiền số, cung cấp các cách tiếp cận các giải pháp thanh toán thay thế cho người dân và doanh nghiệp, cũng như tái định nghĩa thị trường tài chính và giao dịch tiền tệ liên ngân hàng.

Với việc CBDC đang dần trở thành một xu hướng hay thậm chí là một cuộc cách mạng thì Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để bắt kịp với thế giới trong lĩnh vực này

Với việc CBDC đang dần trở thành một xu hướng hay thậm chí là một cuộc cách mạng thì Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để bắt kịp với thế giới trong lĩnh vực này

Trên mặt trận này, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới với đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số/Thanh toán Điện tử (DCEP) được nghiên cứu từ năm 2014. Vào tháng 4/2020, Trung Quốc Đại lục trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới thí điểm đồng tiền này. Các chương trình thử nghiệm, được thực hiện tại bốn thành phố lớn đã cho thấy, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số hoạt động tốt khi đưa vào thanh toán hàng hóa.

Mục tiêu của DCEP là cải thiện sự tiện lợi, hiệu quả và khả năng phục hồi của hệ thống thanh toán bán lẻ, có thể củng cố hơn nữa chủ quyền tiền tệ và quốc tế của đồng nhân dân tệ. Các tính năng thiết kế của nó mang lại tiềm năng thay thế tiền mặt và nó có thể hoạt động cả trực tuyến và ngoại tuyến. Cơ quan quản lý không kỳ vọng nó sẽ thay thế các khoản tiền gửi dài hạn trong tài khoản ngân hàng.

Theo đó, Trung Quốc áp dụng phương pháp kết hợp cho thiết kế kỹ thuật của mình, với việc PBoC phát hành DCEP cho các ngân hàng thương mại, sau đó sẽ phân phối ra công chúng. Điều này cung cấp khả năng ghi lại dòng chảy của tiền kỹ thuật số giữa những người dùng, cung cấp cho PBoC khả năng kiểm soát tốt hơn về việc sử dụng tiền. Dự án Nhân dân tệ kỹ thuật số đã đạt đến mức thử nghiệm tiên tiến, với hơn 2 tỷ nhân dân tệ (300 triệu USD) đã được phát hành.

Trong bối cảnh đó, các quốc gia thành viên ASEAN cũng đã đẩy mạnh nỗ lực tung ra các loại tiền kỹ thuật số quốc gia, mặc dù còn có khoảng cách về mức độ chín muồi. Song, các động thái đáng chú ý bao gồm Dự án Bakong của Campuchia, Dự án Inthanon của Thái Lan và Dự án Ubin của Singapore.

Vào tháng 10/2020, Campuchia đã chứng kiến sự ra mắt toàn quốc của CBDC dưới tên gọi là Bakong. Dự án Bakong là một hệ thống thanh toán liên ngân hàng dựa trên DLT, hiện có liên kết với 11 ngân hàng thương mại trong nước và các nhà xử lý thanh toán. Kể từ tháng 10/2019, quốc gia này cũng đã bắt đầu thử nghiệm ví kỹ thuật số cho các giao dịch xuyên biên giới với Maybank, một ngân hàng có trụ sở tại Malaysia, cho phép công dân Campuchia làm việc tại Malaysia có thể chuyển tiền sang Campuchia với chi phí thấp hơn nhiều so với trước đây. Bakong nhằm mục đích tăng cường sự bao trùm về tài chính, ở một quốc gia mà hầu hết người dân không quen với việc sử dụng tài khoản ngân hàng nhưng việc sử dụng điện thoại di động lại cao. Nó cũng cho phép các giao dịch điện tử liên ngân hàng, thời gian thực và thúc đẩy các giao dịch bằng đồng Riel Campuchia..

Hiện nay, Việt Nam đang là một trường hợp khá đặc biệt với mức độ quan tâm của người dân với tiền điện tử rất cao. Với việc CBDC đang dần trở thành một xu hướng hay thậm chí là một cuộc cách mạng thì Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để bắt kịp với thế giới trong lĩnh vực này. Việt Nam có những đặc điểm về chính trị và kinh tế tương đồng với Trung Quốc nên hoàn toàn có thể học hỏi mô hình CBDC đã được thử nghiệm và thành công khi áp dụng thí điểm.

Với dân số đông và trẻ cùng mức độ nhận thức và tiếp cận tiền điện tử cao, khả năng thành công của CBDC tại Việt Nam là rất lớn. Nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của giao dịch phi tiền mặt, tăng mức độ minh bạch và giúp chính phủ kiểm soát tốt hơn lượng cung tiền ra thị trường và các chính sách tài chính. Một khung pháp lý cho tiền điện tử nói chung và CBDC nói riêng là hết sức cần thiết để các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào thị trường này có thể yên tâm phát triển và sáng tạo, tạo tiền đề cho việc phát triển các mô hình kinh doanh mới mẻ như các mô hình tài chính phi tập trung có thể phát triển mạnh mẽ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiền kỹ thuật số quốc gia nhìn từ kinh nghiệm quốc tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714047128 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714047128 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10