Với hơn 1.500 loại tiền thuật toán thì có đến trên 80% đang giảm giá, liệu đây có phải giai đoạn đào thải của các đồng tiền để trở về với giá trị thật?
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có trên 1.500 loại tiền ảo khác nhau đang lưu hành; tổng giá trị vốn hóa của các đồng tiền ảo niêm yết giao dịch đến giữa tháng 6 năm 2018 lên đến 300 tỷ USD, trong đó Bitcoin chiếm hơn 40% tổng giá trị vốn hóa (theo trang web quốc tế CoinMarrketCap.Com).
Bitcoin cũng là đồng tiền thu hút nhiều sự chú ý nhất của dư luận khi là đạt giá trị kỷ lục lên đến 20.000 USD/BTC nhưng ngay sau đó là chuỗi ngày u ám của đồng tiền này. Hiện nay giá bitcoin ở vùng 6.100USD/BTC như vậy đồng tiền này đã bay hơi 70% giá trị.
Cơn sốt bitcoin đã tạo ra làn sóng ICO và kết quả hiện nay nay có đến trên 1.500 đồng tiền thuật toán, nhưng 1/5 trong các dự án ICO được các chuyên gia đánh giá là có dấu hiệu lừa đảo, tất cả chỉ là trên giấy. Điều này không có gì là lạ khi có đồng giảm dưới mức 0 như đồng PeepCoin có lúc âm 95% giá trị. Theo báo cáo hàng tuần của Finder cho thấy hơn 80% trong tổng số 1.586 đồng tiền ảo trên thế giới giảm giá trong 7 ngày qua. Tính trung bình, mức giảm giá của mỗi đồng là 19% trong 7 ngày tính đến ngày 25/6.
Theo trang Coindesk, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) nói rằng người tiêu dùng nước này đã mất 532 triệu USD trong các vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo trong 2 tháng đầu năm 2018.
Việc các đồng tiền liên tục rớt giá cho thấy thị trường đang bắt đầu có sự đào thải và đưa các đồng tiền về giá trị “hợp lý”, trở về giá trị “thật” sau một thời gian bủng nổ, khiến nhiều chuyên gia tài chính lo ngại đến sự “vỡ bong bóng”.
Có kinh nghiệm trọng việc nhận biết các dự án lừa đảo hay không, bà Trang Phùng, Quản lý dự án Cty Bitcoin Việt Nam từng chia sẻ với báo Diễn đàn doanh nghiệp về kinh nghiệm của bản thân.
Thứ nhất, không phải mọi dự án đều cần đến công nghệ blockchain, không phải mọi thứ đều cần phải phân quyền. Vì vậy khi tìm hiểu về một dự án ICO nào đó bạn hãy đặt ra câu hỏi liệu Blockchain có cần thiết cho giải pháp (dự án) của họ hay không? Liệu dự án của họ có cần một token riêng hay không?
Thứ hai, cần tìm hiểu về đội ngũ đằng sau dự án đó, liệu họ có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đó hay không? Và đội ngũ cố vấn của họ gồm những ai, họ có tên tuổi nổi bật trong nghành hay không?
Thứ ba, mọi thông tin về dự án và đội ngũ có được công bố mình bạch trên website của họ? Và Whitepaper- sách trắng của họ cũng là cái chúng ta cần nghiên cứu.
Thứ tư, cộng đồng ủng hộ dự án có đông đảo không? Nếu có tức họ đã được cộng đồng ủng hộ và thừa nhận dự án của họ là khả thi.
Và cuối cùng, nếu một dự án nêu được lộ trình hoạt động trong tương lai một cách rõ ràng thì đó cũng sẽ là điểm cộng cho dự án đó.
Tại Việt Nam, do sớm nhận thức những rủi ro, hệ lụy của Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác, nên ngay từ tháng 2/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra Thông cáo báo chí cảnh báo rủi ro của Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác tới các cá nhân, tổ chức trước những rủi ro, nguy cơ đối với việc tham gia đầu tư, giao dịch mua bán tiền ảo. Cuối tháng 10/2017, khi tiền ảo bắt đầu có dấu hiệu sốt nóng trên phạm vi toàn cầu và lan sang Việt Nam, NHNN đã tái khẳng định quan điểm rằng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.