Tiến trình Brexit hiện đang bị bế tắc và chờ phương án giải quyết. Dù kết quả như thế nào, thì vẫn gây ra những xáo trộn trong dòng chảy đầu tư, thương mại thế giới.
Quốc hội Anh đã 2 lần bác bỏ dự thảo thỏa thuận Brexit. Theo lịch trình, ngày 29/3 tới sẽ là hạn chót cho Anh rời khỏi EU. Tuy nhiên, thời gian còn lại là quá ít để đạt được thỏa thuận này.
Những trở ngại khó giải quyết
Nếu quá thời hạn nói trên, Quốc hội Anh không thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit, thì Brexit vẫn diễn ra, mà 2 bên không có thỏa thuận nào (Brexit cứng). Nghĩa là sau thời điểm đó, quan hệ giữa Anh và EU là riêng biệt như hai quốc gia, cả về kinh tế lẫn chính trị. Trái lại, nếu đạt được thỏa thuận Brexit, thì các hành động trong tiến trình này đều được định liệu trước theo quy chuẩn rõ ràng, tránh được nhiều rủi ro (Brexit mềm).
Có thể bạn quan tâm
12:45, 14/03/2019
11:05, 13/03/2019
05:45, 11/03/2019
06:30, 18/01/2019
06:30, 17/01/2019
12:15, 15/01/2019
06:55, 02/01/2019
Trên thực tế, có 3 triệu người EU đang sinh sống và làm việc ở Anh, trong khi có 1 triệu người Anh đang sinh sống và làm việc ở EU. Vậy quyền lợi pháp lý, quyền sinh sống và làm việc của những người này như thế nào sau Brexit là những chủ đề rất phức tạp. Chẳng hạn, con cái họ được sinh ra sau Brexit sẽ như thế nào? Các thành viên gia đình của những người này có được gia nhập cùng với họ hậu Brexit?... Hay thậm chí, một người Anh muốn di chuyển sang một nước EU khác từ một nước EU mà họ đang sinh sống thì quyền của họ sẽ như thế nào?
Thủ tướng May mới đây đã ra tối hậu thư đối với những người phản đối dự thảo thỏa thuận Brexit rằng, chấp nhận dự thỏa thuận Brexit của bà vào ngày 21/3 tới hoặc trì hoãn Brexit sau ngày 30/6 tới.
Ngoài ra, Ireland là hòn đảo lớn bên cạnh Anh Quốc, trong đó phần Bắc Ireland (1/10 lãnh thổ hòn đảo) lại thuộc nước Anh, phần còn lại là nước Cộng hòa Ireland. Rắc rối lớn nhất ở chỗ khi Anh rời khỏi EU thì có cần phải có đường biên giới cứng giữa Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland hay không? Nếu có, thì mọi qua lại về con người, hàng hóa và dịch vụ đều phải qua các chốt kiểm soát an ninh, quan thuế.
Để tránh điều tồi tệ này, các nhà thương thảo cho rằng thỏa thuận Brexit cần phải có một cái “chốt an toàn”, nghĩa là một điều khoản mà theo đó cả nước Anh vẫn nằm trong liên minh quan thuế của EU để không cần phải có biên giới cứng cho tới khi cả Anh và EU tìm ra được giải pháp tốt hơn.
Bất ổn đến bao giờ?
Nếu xảy ra Brexit cứng, thì hàng hóa buôn bán giữa EU và Anh sẽ phải chịu thuế quan của nhau. Tuy nhiên, vì không có hiệp ước được ký kết nên cũng không có các quy định cụ thể về việc áp thuế quan thế nào? kiểm tra biên giới ra sao?... Đây sẽ là một thảm họa đối với công dân, doanh nghiệp của 2 bên, và rất có khả năng xảy ra những xung đột khó giải quyết.
Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng Chính phủ của bà May cho tới nay vẫn không thể thuyết phục được Quốc hội Anh thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit mà chính phủ của bà đạt được với EU, nhất là vấn đề biên giới ở Ireland.
Nếu không đạt được thỏa thuận Brexit sau thời hạn nói trên, nước Anh sẽ đối mặt với tình trạng bất ổn nghiêm trọng hơn, hoặc rời EU mà không có thỏa thuận, hoặc trì hoãn ngày Anh rời EU (dự kiến ngày 29/3/2019), hoặc tổ chức cuộc bầu cử bất thường, thậm chí là cuộc trưng cầu dân ý khác về Brexit...
Ông John Bercow, Chủ tịch Hạ Viện Anh tuyên bố rằng, để được đưa ra bỏ phiếu lần thứ 3, dự thỏa thuận Brexit của bà May phải có sự khác biệt căn bản so với dự thảo đã bị bác bỏ. Sức ép này đặt Thủ tướng Theresa May vào thế "trên đe dưới búa". Bởi Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã từng cảnh báo nước Anh rằng hoặc là phải chấp thuận dự thỏa thuận Brexit này, hoặc là Brexit không xảy ra nữa.
Thủ tướng May mới đây đã ra tối hậu thư đối với những người phản đối dự thảo thỏa thuận Brexit rằng, chấp nhận dự thỏa thuận Brexit của bà vào ngày 21/3 tới hoặc trì hoãn Brexit sau ngày 30/6 tới. “Anh có thể sẽ buộc phải tham gia cuộc bầu cử nghị viện EU vào cuối tháng 5 tới nếu kéo dài đàm phán Brexit”, bà May cảnh báo.
Bởi vậy, việc trì hoãn Brexit thêm vài tháng sau ngày 29/3/2019 có thể xảy ra, nghĩa là chưa có Brexit cứng sau thời hạn chót này.
Kỳ II: Tác động đến kinh tế thế giới