Tiến trình Brexit (Kỳ II): Tác động đến kinh tế thế giới

TS. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 24/03/2019 08:30

Sự bế tắc của tiến trình Brexit hiện nay đã và đang gây lo ngại tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

Theo lịch trình thì ngày 29/3/2019 sẽ là hạn chót cho việc nước Anh rời khỏi EU (Brexit). Tuy nhiên đến nay, nội bộ nước Anh vẫn chưa đạt được thống nhất về dự thảo Brexit.

p/Chủ tịch Hạ viện John Bercow tuyên bố không cho tổ chức bỏ phiếu lần 3 về dự thảo thỏa thuận Brexit.p/Ảnh: PA

Chủ tịch Hạ viện John Bercow tuyên bố không cho tổ chức bỏ phiếu lần 3 về dự thảo thỏa thuận Brexit. Ảnh: PA

Xáo trộn đầu tư, thương mại

Bất ổn Brexit sẽ làm xáo trộn dòng vốn đầu tư, thương mại và lan ra thế giới, nhưng chủ yếu giữa Anh và EU.

Hàng hóa ở khu vực châu Âu sẽ tăng giá do bị áp thuế quan, các doanh nghiệp hai bên không còn lợi thế đầu tư sang nhau mà phải mất phí và thời gian làm thủ tục, đi lại, và du lịch cũng sẽ bị tác động tiêu cực.

Anh là nước bị tác động nhiều nhất vì phải hứng chịu sự giảm sút đầu tư nước ngoài (FDI), do đó giảm tổng đầu tư và giảm tăng trưởng GDP và công việc làm. Trước đây, Anh được hưởng lợi từ EU vì được coi là trung tâm tiếng Anh chuẩn, trung tâm tài chính lâu đời, kéo theo dòng tiền đến đào tạo, giáo dục, du lịch, và quan trọng là thị trường bất động sản được hưởng lợi. Điều này giúp Anh thu hút được dòng vốn FDI, tăng trưởng GDP và việc làm tốt. Khi rời khỏi EU thì lợi thế này biến mất.

Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài lớn đã chờ quá lâu, nên đã tự khởi động rời khỏi nước Anh. Đối với họ, việc Anh có đạt được thỏa thuận Brexit hay không không còn quan trọng nữa. Đây là một tổn thất lớn cho nền kinh tế Anh xét về dài hạn.

  Brexit đã và đang gây một số tác động tiêu cực cho kinh tế Anh, EU và thế giới. Tuy nhiên những tác động tiêu cực này chủ yếu ở EU và Anh, trong đó Anh là nước chịu nhiều thiệt hại từ Brexit hơn EU.

Trong khi đó, EU cũng bị thiệt hại giống như Anh như đề cập ở trên. Tuy nhiên, EU lại được lợi lớn vì dòng vốn lớn rời khỏi Anh chuyển sang. Bất ổn Brexit cũng khiến Mỹ cũng bị tác động. Theo tính toán thì Mỹ và Anh sẽ mất khoảng 2 triệu việc làm vì dòng đầu tư sang nhau bị đảo lộn.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, bế tắc Brexit sẽ làm rối loạn về tài chính, gây khó khăn cho nhiều nước khác vì dòng FDI đến những nước này có thể bị ảnh hưởng, kể cả những nước ở châu Phi, chứ không chỉ những nước nhỏ ở khu vực châu Âu.

WB tính toán tác động và dự báo rằng kinh tế toàn cầu tăng trưởng ở mức 2,8% năm 2019, và 2,9% năm 2020 so với mức 3% năm 2018. Còn theo EU, thì tăng trưởng của khu vực này năm 2019 được dự báo ở mức 1,5% so với mức 1,7% năm 2018 và 2,4% năm 2017. Tuy nhiên, EU lưu ý sự giảm sút này còn do những bất ổn ở Italy, Pháp và một số yếu tố khác, chứ không chỉ do Brexit.

Như vậy, tác động tiêu cực từ Brexit đối với tăng trưởng toàn cầu cũng như đối với EU, và cả Anh, là có nhưng không lớn. Bởi vì đây chỉ là sự thay đổi, hay xáo trộn trong dòng thương mại và đầu tư trong khu vực EU và phần nào trên toàn cầu, chứ không phải là một cuộc khủng hoảng.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiến trình Brexit (Kỳ I): Bế tắc chưa có lời giải

    Tiến trình Brexit (Kỳ I): Bế tắc chưa có lời giải

    14:40, 20/03/2019

  • Brexit và

    Brexit và "tối hậu thư" cho nước Anh

    06:30, 23/03/2019

  • "Nhọc nhằn" con đường Brexit

    12:45, 14/03/2019

  • Giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh vì Brexit?

    Giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh vì Brexit?

    05:01, 14/03/2019

  • Brexit:

    Brexit: "Sương mù" tiếp tục bao phủ tương lai nước Anh

    11:05, 13/03/2019

  • Doanh nghiệp Anh lao đao trong

    Doanh nghiệp Anh lao đao trong "vòng xoáy" Brexit

    05:45, 11/03/2019

  • Thoát hiểm ngoạn mục, bà May tiếp tục vật lộn với Brexit!

    Thoát hiểm ngoạn mục, bà May tiếp tục vật lộn với Brexit!

    06:30, 18/01/2019

  • Brexit

    Brexit "nghẽn" ở Hạ viện: Tương lai bà May bị đếm ngược?

    06:30, 17/01/2019

Tác động đến Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu và dòng FDI. Trong đó, EU chiếm 18,5% tổng xuất khẩu của Việt Nam (Anh chiếm 2,4%), so với 21% của Mỹ và 18% của Trung Quốc (số liệu 2017). Như vậy EU (kể cả Anh) là đối tác xuất khẩu thứ hai của Việt Nam.

Trên thực tế, Brexit đã và đang gây một số tác động tiêu cực cho kinh tế Anh, EU và thế giới. Tuy nhiên những tác động tiêu cực này chủ yếu ở EU và Anh, trong đó Anh là nước chịu nhiều thiệt hại từ Brexit hơn EU. Do đó, Brexit không gây sụt giảm tăng trưởng đáng kể trên toàn cầu cũng như đối với EU, nên cũng sẽ ít tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU, Anh và toàn cầu. Tuy nhiên, bất ổn Brexit sẽ khiến đồng bảng Anh giảm giá, làm cho hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn ở thị trường Anh, do đó xuất khẩu của Việt Nam sang Anh có thể bị ảnh hưởng trong dài hạn.

Về dòng vốn FDI, thì tổng FDI cam kết từ EU vào Việt Nam cho đến nay là 31 tỷ USD, trong tổng số FDI cam kết vào Việt Nam là 334 tỷ USD. Như vậy, dòng FDI từ EU và Anh vào Việt Nam không lớn và cũng không có mối quan hệ nào giữa Brexit và dòng vốn này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiến trình Brexit (Kỳ II): Tác động đến kinh tế thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO