Tiền từ quỹ ngoại

TS. Lê Đức Khánh, Chuyên gia Chứng Khoán 11/06/2019 11:01

Quỹ đầu tư ngoại không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về vốn, mà còn giúp nâng cao năng lực quản trị và vận hành doanh nghiệp.

Không chỉ các quỹ đầu tư với chiến lược đầu tư dài hạn, mà các quỹ đầu cơ, quỹ phòng hộ quốc tế cũng liên tục tìm kiếm các cơ hội trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.

Quỹ ngoại “đổ bộ” vào Việt Nam

Cùng với những chính sách thúc đẩy nền kinh tế, tăng cường hội nhập quốc tế, cải cách và thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ đầu tư hàng đầu thế giới và khu vực đã có những động thái tích cực giải ngân vào Việt Nam. Bên cạnh các quỹ đầu tư đã có thâm niên trên thị trường hiện nay như Dragon Capital, Vinacapital, Mekong Capital, Red River Holding… thì rất nhiều quỹ tư nhân từ Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, đặc biệt là Hàn Quốc đã và đang giải ngân mạnh vào TTCK Việt, kể cả khi TTCK gặp khó khăn trong giai đoạn 2018, trong đó phải kể đến các quỹ đầu tư lớn như KKR, Blacksone, Carlyle…

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng S&P đã nâng hạng kinh tế Việt Nam từ BB- lên BB+ sau nhiều năm giữ nguyên mức định hạng. Trong khi các định chế tài chính lớn như ADB, HSBC cũng nhận định tăng trưởng GDP Việt nam vẫn sẽ đạt được mốc 6,8% năm 2019. Điều đó sẽ tiếp tục thôi thúc các quỹ ngoại “đổ bộ” vào Việt Nam, cho dù câu chuyện tỷ giá, lạm phát hay lãi suất tăng có thể làm giảm đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Một vài con số thống kê trên thị trường cho thấy tính đến cuối năm 2018, quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã lên sát ngưỡng 4 triệu tỷ đồng, số lượng cổ phiếu niêm yết trên 3 sàn giao dịch ước khoảng hơn 1.500 mã. Cùng với làn sóng thoái vốn và sắp xếp lại các doanh nghiệp của các tập đoàn kinh tế lớn, thì các nhà đầu tư tổ chức, quỹ đầu tư chuyên nghiệp đã “đánh hơi” các cơ hội đầu tư ở các lĩnh vực dầu khí, bảo hiểm, hóa chất hay dược phẩm, cho dù đó là giao dịch trên sàn hay giao dịch thỏa thuận.

Theo kế hoạch thoái vốn của PVN giai đoạn 2019 – 2025 thì những cổ phiếu như PVI, PVD, GAS, PVT… hứa hẹn là những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Trong khi những doanh nghiệp đầu ngành nhóm cao su, cao su săm lốp, như DRC, CSM, DGC… vẫn là những đích ngắm của các quỹ đầu tư ngoại.

Có thể bạn quan tâm

  • VinaCapital Ventures bắt tay hợp tác quỹ ngoại có vốn 1 tỷ USD

    VinaCapital Ventures bắt tay hợp tác quỹ ngoại có vốn 1 tỷ USD

    01:43, 11/06/2019

  • Quỹ ngoại đẩy mạnh “đảo hàng”

    Quỹ ngoại đẩy mạnh “đảo hàng”

    09:48, 22/04/2019

  • Lý do quỹ ngoại thận trọng rót vốn vào công ty Việt

    Lý do quỹ ngoại thận trọng rót vốn vào công ty Việt

    00:05, 02/04/2019

  • Startup Việt Logivan huy động 5,5 triệu đô từ quỹ ngoại

    Startup Việt Logivan huy động 5,5 triệu đô từ quỹ ngoại

    04:16, 13/02/2019

  • Những startup ở Việt Nam được quỹ ngoại rót vốn triệu USD ngay đầu năm 2019

    Những startup ở Việt Nam được quỹ ngoại rót vốn triệu USD ngay đầu năm 2019

    04:28, 24/01/2019

  • Nhiều quỹ ngoại “bốc hơi” hàng trăm triệu USD trên thị trường

    Nhiều quỹ ngoại “bốc hơi” hàng trăm triệu USD trên thị trường

    12:00, 20/11/2018

  • Quỹ ngoại thu lãi gấp đôi sau khoản đầu tư vào MSN

    Quỹ ngoại thu lãi gấp đôi sau khoản đầu tư vào MSN

    18:21, 06/10/2018

Hay như lĩnh vực dược phẩm cũng nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư ngoại lớn như Taisho (Nhật) đầu tư vào Dược Hậu Giang (DHG); KWE Beteilgungen AG (Thụy sĩ) đầu tư vào Công ty Dược phẩm Imexpharm; Quỹ Mekong Enterprise Fund III đầu tư vào CTCP Dược Phẩm Pharmacity. Bên cạnh đó, quỹ đầu tư ngoại cũng quan tâm đến các công ty bảo hiểm lớn như PVI, BMI, PGI, BVH…

Tiếp cận vốn ngoại có chọn lọc

Trên thực tế, mục đích chính của các quỹ đầu tư đến Việt Nam là tìm kiếm lợi nhuận, điều này khiến không ít doanh nghiệp quan ngại về giá trị dài hạn, mà các quỹ này mang lại. Sau một số thương vụ đầu tư đổ bể, như thương vụ giữa Ba Huân - VinaCapital hay The KAfe - Cassia Investments, không ít người nhìn nhận, các quỹ đầu tư “đoạt” quyền sở hữu doanh nghiệp, thay vì “chung lưng đấu cật” đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, thì sự đóng góp của các quỹ đầu tư vô cũng quan trọng trong điều kiện hiện nay. Không chỉ giúp các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gỡ khó về vốn, trong điều kiện tín dụng đang bị siết chặt, phát hành trái phiếu chỉ dành cho doanh nghiệp lớn, thì các quỹ đầu tư còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị và vận hành doanh nghiệp, cũng như tiếp cận các đối tác, khách hàng lớn, hay nguồn nhân sự tiềm năng. Chẳng hạn như Mekong Capital đã đầu tư Thế giới Di động, giúp doanh nghiệp này nâng cao năng lực quản trị và phát triển thành công mạng lưới bán lẻ...

Tuy nhiên, câu chuyện cổ đông chiến lược, cổ đông lớn hay việc tham gia góp vốn của các quỹ đầu tư vào doanh nghiệp cũng không phải lúc nào cũng có tác động tích cực. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng giảm sút, chính sách tiền tệ thận trọng, hay tỷ giá USD/VND đang tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh, thì các doanh nghiệp cũng cần thận trọng về các dòng vốn đầu tư, hỗ trợ tài chính từ các quỹ ngoại. Bởi vì, mỗi quỹ đầu tư đều có chiến lược riêng, tùy theo loại hình các quỹ đầu tư tăng trưởng hay quỹ đầu tư cổ phiếu, quỹ đầu cơ hay các quỹ đầu tư chuyên về bất động sản, y tế.

Tốt hơn hết, các doanh nghiệp nên ưu tiên làm việc với các quỹ đầu tư có danh tiếng, tiềm lực tài chính vững mạnh, có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động và nhất là có tầm nhìn chiến lược dài hạn không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các dự án, sản phẩm mới mà còn tham gia quản trị và điều hành doanh nghiệp.

Dù thế nào đi nữa, đối với các doanh nghiệp niêm yết hay doanh nghiệp đại chúng, thì lợi ích cổ đông cũng cần phải được đặt lên bàn cân và được cải thiện trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, cam kết dài hơi của các quỹ đầu tư đồng hành cũng là điều mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý, với những quỹ đầu cơ với thời gian ngắn thì đôi khi không phải là các nhà đầu tư phù hợp đối với các doanh nghiệp đã và đang phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiền từ quỹ ngoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO