Tiếp lửa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho giảng viên nguồn

Ngọc Hà - Tuấn Anh 13/08/2018 15:31

"Không chỉ Start-up mới cần đổi mới sáng tạo mà các DNNVV và siêu nhỏ càng cần tư duy này hơn".

Nhà

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia.

Đây là nhận định của Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia tại khóa tập huấn “Khởi nghiệp tinh gọn và tư duy đổi mới sáng tạo” tại Hà Nội do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

Chương trình diễn ra từ ngày 13-16/8, tại tòa nhà VCCI với sự tham gia của các học viên là giảng viên và doanh nhân đến từ khắp các tỉnh thành phía bắc của tổ quốc như: Lạng Sơn, Sơn La, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh...

Theo đó, ông Phạm Ngọc Tuấn cho biết: "Mặc dù, hoạt động đổi mới sáng tạo không phải là vấn đề mới song cũng không cũ. Đối với các nhóm khởi nghiệp, chúng ta nên tách ra làm 2 khu vực đó là Start-up và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), thậm chí cả doanh nghiệp siêu nhỏ".

Đây là những hạt cát nền tảng, giữ ổn định cho cả “tòa tháp’ kinh tế. Đối với khu vực này, không chỉ Start-up mới cần đổi mới sáng tạo mà các DNNVV và siêu nhỏ càng cần tư duy này hơn”, ông Phạm Ngọc Tuấn khẳng định.

Vì vậy, ông Phạm Ngọc Tuấn kỳ vọng: “Ngay sau khóa học này, bằng kiến thức của mình, các học viên của khóa tập huấn có thể vận dụng được một cách tốt hơn nữa để làm sao thổi bùng mạnh mẽ “ngọn lửa khởi nghiệp” đổi mới sáng tạo ở khu vực nông thôn, khu vực DNNVV và khu vực kinh tế siêu nhỏ, các hộ gia đình…”.

TS. Trần Lương Sơn - Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty phần mềm VietSoftware, Đồng sáng lập và Chủ tịch Công ty công nghệ môi trường NVN Technologies. 

TS. Trần Lương Sơn - Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty phần mềm VietSoftware, Đồng sáng lập và Chủ tịch Công ty công nghệ môi trường NVN Technologies. 

 Đồng quan điểm với quan điểm của ông Phạm Ngọc Tuấn, TS. Trần Lương Sơn - Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty phần mềm VietSoftware, Đồng sáng lập và Chủ tịch Công ty công nghệ môi trường NVN Technologies chia sẻ: “Thời gian gần đây, khởi nghiệp tinh gọn đang rất được quan tâm. Khởi nghiệp tinh gọn là 1 phần trong 24 bước khởi nghiệp theo giáo trình giảng dạy tại MIT. Hiện nay, có rất nhiều chương trình giảng dạy, vấn đề ở đây không phải là chương trình nào hay hơn chương trình nào mà là chương trình nào sẽ phù hợp với bản thân cũng như công tác giảng dạy hơn. Khi học xong được chương trình này, chúng ta nên học thêm một vài chương trình khác nữa để có sự đánh giá khách quan hơn.”

Xuất phát từ thực tế, hiện nay, mặc dù nhiều bạn trẻ muốn tự thân lập nghiệp tuy nhiên, lại không biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào? Vì vậy, việc trang bị kiến thức, kinh nghiệm của hoạt động khởi nghiệp cho tất cả các sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một điều hết sức cần thiết. Để làm được điều đó thì trước hết phải nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho các giảng viên, cố vấn, đặc biệt là về khởi nghiệp tinh gọn và tư duy đổi mới sáng tạo.

Chương trình đào tạo được kỳ vọng sẽ cung cấp cho các học viên kiến thức khái quát về khởi nghiệp tinh gọn cùng với cái nhìn đầy đủ hơn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như các kỹ năng cần thiết và kinh nghiệm trong giảng dạy, được truyền đạt lại qua bài giảng của các giảng viên TS. Trần Lương Sơn - Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty phần mềm VietSoftware, Đồng sáng lập và Chủ tịch Công ty công nghệ môi trường NVN Technologies; ThS. Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup, Chuyên gia về quản trị doanh nghiệp số, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; Ông Nguyễn Tiến Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Kankyo Việt Nam, Cố vấn cao cấp của chương trình Khởi nghiệp Quốc gia VCCI; và ThS. Nguyễn Minh Tân - Phó Trưởng phòng KH&CN trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Chuyên gia giảng dạy các chuyên đề tư duy sáng tạo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiếp lửa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho giảng viên nguồn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO