Chia sẻ với DĐDN, ông Khúc Hữu Thanh Hải - Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng thở dài: “doanh nghiệp vận tải giờ không chạy thì “chết” ngay lập tức, còn chạy thì “chết” từ từ”.
>>"Bão" giá xăng dầu và nguyên liệu, doanh nghiệp càng "khát" vốn
Theo ông Hải, doanh nghiệp ông, đang sở hữu khoảng 200 đầu xe nhưng hiện nay ở mức độ chưa đến 50%. Ngay cả số đầu xe đang hoạt động kia cũng vẫn là chạy.... lấy lỗ.
Quả thực là rất khó khăn. Giá xăng, dầu liên tiếp tăng trong và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải chưa kịp hồi phục sau dịch COVID-19 lại phải gánh thêm khon chi phí lớn từ giá nhiên liệu tăng. Như tôi vừa nói, chúng tôi còn cả trăm xe đang nằm bãi vì không có khách hoặc hàng hóa, trong khi chi phí ngân hàng, chi phí bến bãi, chi phí duy tu bảo dưỡng,… hàng ngày vẫn phải gồng gánh.
Giờ đây, khi giá nhiên liệu tăng một cách kỷ lục, khiến cho việc kinh doanh của chúng tôi đã khó lại càng khó. Thực tế thì chi phí nhiên liệu đang chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu giá thành của vận tải đường bộ. Một chuyến xe tuyến cố định bình thường chi phí xăng dầu chiếm đến 40%, ngoài ra doanh nghiệp vận tải còn phải chịu những chi phí khác bao gồm, phí xuất bến, phí cao tốc, phí bảo trì đường bộ và tiền trả lãi ngân hàng.
Theo tính toán, một chuyến xe khách đi và về từ Hà Nội – Hải Phòng, tổng chi phí ít nhất cũng lên đến 4,5 triệu đồng, trong đó, chỉ tính riêng tiền nhiên liệu đã mất khoảng 3 triệu đồng, cộng với chi phí 2 đầu xuất bến, phí cao tốc, tiền công lái xe, phụ.
Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp vận tải đang thực sự vật lộn giữa cơn bão xăng dầu và các chi phí tăng cao, các doanh nghiệp vận tải như “cá bơi trên cạn” mà không tìm được giải pháp nào tối ưu. Bản thân doanh nghiệp chúng tôi đã tự tái cấu trúc, xin tạm dừng hoạt động một số tuyến cố định và chuyển sang cho thuê xe du lịch nhằm cắt giảm chi phí, giảm bù lỗ và “nằm chờ” giá nhiên liệu hạ nhiệt.
>>“Hạ nhiệt” giá xăng, dầu: Cần chấp nhận hụt thu ngân sách trong ngắn hạn
Theo dự báo, giá xăng, dầu trong thời gian tới có thể tiếp tục tăng cao. Do đó, tôi cho rằng ngay từ bây giờ, các bộ, ngành liên quan cần tính toán đến giải pháp căn cơ, lâu dài.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệpvận tải vay theo hình thức tín chấp theo gói vay ngắn hạn với lãi suất ưu đãi để nhanh chóng có tiền trả lương cho người lao động và quay vòng sản xuất.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải cần cơ cấu lại hoạt động, tăng cường liên kết chặt chẽ trong các hiệp hội vận tải để tạo lập mặt bằng giá cước phù hợp; tăng tỷ lệ hàng hóa vận tải hai chiều. Đồng thời, nhanh chóng ứng dụng chuyển đổi số giúp liên thông hệ thống điều phối logistics, hạn chế giao nhận hàng hóa rải rác làm tăng chi phí.
Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng tôi tin rằng, mọi thứ sẽ vượt qua, “hết cơn bĩ cực sẽ tới hồi thái lai”.
- Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
11:30, 25/06/2022
04:00, 25/06/2022
11:15, 23/06/2022
04:30, 23/06/2022
05:00, 16/06/2022
05:30, 15/06/2022