Để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhiều chủ đầu tư KCN đã chuyển dần sang những mô hình KCN sinh thái.
Tuy nhiên, làm thế nào để được coi là KCN sinh thái thì dường như họ vẫn đang loay hoay?
Được thành lập từ năm 1994, KCN Nomura Hải Phòng được xem là KCN sớm nhận ra tương lai của mô hình sinh thái. Thế nhưng, hệ thống cây xanh, vườn hoa, công viên… ở KCN này cũng khá hạn chế do đã lấp đầy diện tích.
Ở một nỗ lực khác, tháng 10/2019, KCN Deep C (Hải Phòng) đã đưa 200m đường giao thông sử dụng nhựa tái chế vào sử dụng. Tuy nhiên, theo ông Bùi Ngọc Hải – Phó trưởng ban BQL KKT Hải Phòng, thí điểm việc làm đường bằng rác thải nhựa tại một số KCN được đánh giá rất tốt nhưng muốn mở rộng ra thì lại vướng là không có tiêu chuẩn nào về cho phép doanh nghiệp áp dụng một phần rác thải nhựa trộn với bê tông để làm mặt đường.
Ngoài ra, trong quá trình xử lý nước thải của doanh nghiệp để tưới cây hoặc làm nước làm mát cho nhà máy. Tuy nhiên, việc này hiện đang gặp rào cản do chưa có tiêu chuẩn nào để quy định cho doanh nghiệp có thể sử dụng nước làm mát như vậy.
Mặc dù Nghị định 82/2018 đã đưa ra được tiêu chuẩn và Bộ KH&ĐT cũng đang soạn thảo thông tư, hướng dẫn để các doanh nghiệp có tiếp cận mô hình sinh thái. Nhưng đại diện BQL KKT Hải Phòng cho rằng, Chính phủ cần ban hành ngay một tiêu chuẩn tạm thời cho việc quy định sử dụng chất thải để làm các công trình hạ tầng nếu có thể.
Trên thực tế, nếu chuyển đổi một KCN từ truyền thống sang KCN sinh thái thì doanh nghiệp cần được hưởng những ưu đãi như đối với một khu công nghệ cao. Như vậy mới khuyến khích được các doanh nghiệp tham gia vào mô hình này. Từ đó, tạo nên sự phát triển bền vững sau này, cũng như lợi ích lâu dài về kinh tế - xã hội - môi trường mới được đảm bảo.
“Nếu chúng ta chỉ loay hoay kêu gọi bằng những chính sách không đủ sức hấp dẫn thì e rằng tiến độ đi theo hướng KCN sinh thái theo kỳ vọng của Dự án cũng như quan điểm phát triển bền vững của Chính phủ chưa đáp ứng được. Chúng ta cần chính sách mạnh mẽ nhất là trong giai đoạn đầu và cần kích hoạt nó lên để tạo phong trào chuyển đổi lớn”, ông Hải nói.
Theo bà Vương Thị Minh Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ KH&ĐT, hiện tại Bộ KH&ĐT cũng đang sửa đổi Nghị định 82 trong đó có quy định về mô hình KCN sinh thái theo hướng sẽ ưu đãi nhiều hơn trong mô hình này và để thể hiện những cam kết của chính phủ trong việc chuyển đổi các KCN truyền thống sang mô hình KCN bền vững, tiệm cận với những cam kết quốc tế.
Để nói về tiêu chuẩn của KCN sinh thái, theo các chuyên gia nhìn rộng hơn, phát triển KCN sinh thái không có nghĩa là phát triển đơn độc, từng KCN mà nhìn rộng ra là một cụm, chuỗi các KCN có liên kết, tương hỗ lẫn nhau. Do vậy cần có chính sách hấp dẫn hơn để áp dụng cho KCN sinh thái.
Hiện các mô hình chuyển đổi từ KCN truyền thống sang KCN sinh thái đang bị đặt theo tiêu chí cũ nên nhiều tiêu chí không thể đáp ứng được.
Có thể bạn quan tâm