Tìm lại vị thế văn hóa dân tộc

Diendandoanhnghiep.vn Xuất hiện vào thời điểm đất nước đang chìm trong vòng vây rên xiết của chế độ thực dân phong kiến, Đề cương văn hóa Việt Nam được ví như “luồng gió mới”, “ánh sáng chói lọi” trên “bầu trời đen tối”. 

>>Xây dựng đội ngũ những con người làm văn hóa chuẩn mực

GS, NGND Hà Minh Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam nhấn mạnh trước sự ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943.

Bác Hồ với nhân dân.

Bác Hồ với nhân dân.

GS, NGND Hà Minh Đức đánh giá, Đề cương về văn hóa Việt Nam là một mốc son và điểm sáng trong đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, là một bước đột phá mới về tư duy văn hóa, đặt nền móng cho việc Đảng ta tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống lý luận văn hóa sau này.

“Sức mạnh lớn nhất mà Đề cương mang lại là góp phần thức tỉnh, kêu gọi văn nghệ sĩ, trí thức và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia kháng chiến, quyết tâm đánh tan quân xâm lược, xóa bỏ gốc rễ văn hóa thực dân, phát-xít, tìm lại vị thế văn hóa dân tộc và làm giàu thêm những giá trị văn hóa của ông cha”, GS, NGND Hà Minh Đức bày tỏ.

Còn theo GS. Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lớn lao trong hành trình văn hóa của dân tộc. Mục tiêu trực tiếp và cao cả nhất của Đề cương này là giành độc lập, tự do cho dân tộc, với một quan niệm rất rõ là có cứu được dân tộc mới cứu được văn hóa dân tộc.

“Nhu cầu canh tân văn hóa Việt Nam thực chất là phản ánh nhu cầu chuyển động cả đời sống vật chất và tinh thần cho xã hội, nhằm đích cuối cùng là đất nước giành lại được độc lập và thoát khỏi tình trạng phong bế, lạc hậu lúc bấy giờ để bước vào thế giới văn minh của nhân loại”, GS. Phong Lê nói.

Vẫn theo GS. Phong Lê, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 mang sứ mệnh lịch sử như sự chuẩn bị đêm trước Cách mạng, khẳng định vai trò lãnh đạo không thể thay thế của Đảng với cách mạng văn hóa, để Văn hóa thực sự soi đường cho quốc dân đi.

>>Sức mạnh của văn hóa

>>Tầm nhìn sâu sắc từ Đề cương văn hóa Việt Nam  

"Đề cương văn hóa 1943. Đó là cương lĩnh, văn kiện đầu tiên. Có đề cương đó rồi mới có sự tổ chức các lực lượng văn hóa. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân, một bản lĩnh văn hóa rất lớn. Trong thực tiễn cách mạng diễn ra thì phải có soi đường bằng văn hóa, soi sáng về lý luận để tìm một con đường. Phải có bản lĩnh văn hóa lớn thì mới tìm được con đường đó và trong đó lõi cốt là ở Hồ Chí Minh".

Đề cương về văn hóa Việt Nam đã xác định cách mạng văn hóa muốn thành công thì phải do Đảng lãnh đạo, điều này đã được thể hiện trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng luôn chú trọng phát triển văn hóa và luôn chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề về văn hoá. 

PGS, TS. Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, Đảng đã sớm nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của văn hóa, con người Việt Nam. Bởi vậy, năm 1943 Đảng đã có khát vọng về một nền văn hóa mới, khi chúng ta giành được chính quyền thì sẽ xây dựng một nền văn hóa mới.

“Đó là nền văn hóa cách mạng và chúng ta sẽ phải xây dựng nền văn hóa ấy theo ba phương châm. Đó là “dân tộc hóa”, “khoa học hóa” và “đại chúng hóa”. Trong bản đề cương này, Đảng ta cũng đã xác định mối quan hệ giữa cách mạng chính trị và cách mạng văn hóa, là phải hoàn thành “cách mạng văn hóa” rồi mới “hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội”, PGS, TS. Nguyễn Toàn Thắng chia sẻ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tìm lại vị thế văn hóa dân tộc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711626637 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711626637 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10