Cách đây hơn 100 năm, K. Marx đã dự đoán: “Đến một trình độ phát triển nào đó thì “tri thức xã hội phổ biến” (khoa học) biến thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”
Trước hết, có một sự thật mà tất cả phải thừa nhận, đó là sau một cuộc khủng hoảng nhân loại tiến thêm một bước. Sự tiền bộ này có thể được diễn giải dưới nhiều giác độ khác nhau.
Điều này hoàn toàn tương thích với Quy luật “Phủ định biện chứng” trong triết học Mác-xít. Phủ định tự thân, là mắt khâu của quá trình dẫn đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy diễn ra thông qua những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển.
Nhưng cũng có sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Những sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vất thì gọi là phủ định biện chứng.
Kết quả của phủ định biện chứng là cái mới ra đời, cái cũ, kém tiến bộ bị đào thải. Nó như những vòng xoáy trôn ốc, các vòng tròn (quá trình) sau lớn hơn, cao hơn và hoàn thiện hơn vòng tròn trước.
Ví dụ, cũng là động cơ đốt trong và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhưng cách thức vận hành ngày nay khác trước, nhỏ gọn hơn, tiết kiệm hơn, ít ô nhiễm môi trường hơn...
Hay nạn đói kinh hoàng ở Việt Nam những năm sau Cách mạng tháng Tám khiến mấy triệu người chết, đây cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến cho lĩnh vực sản xuất lương thực của nước ta tiến bộ rất nhanh sau đó. Sự thật là từ thiếu đói đến vị trí xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới được tạo động lực từ nghèo đói!
Thực dân châu Âu đến “tân lục địa” châu Mỹ ở thế kỷ 17, họ mang theo bệnh đậu mùa, kết quả có 20 triệu dân bản địa tử vong. Đại dịch đã giúp người châu Âu dễ dàng xâm chiếm và phát triển các khu vực mới bỏ trống, thay đổi mãi mãi lịch sử của châu Mỹ và nền kinh tế toàn cầu.
Các cuộc khai thác khoáng sản quy mô lớn khi đó là một bước ngoặt quan trọng trong sự hình thành của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Tất cả lo lắng vì nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang chững lại vì dịch bệnh COVID-19, nhưng không có nghĩa là không vận động. Ngược lại, đây là thời kỳ mà vận động rơi vào trạng thái đặc biệt.
Hơn nữa, hiện tượng đứng im chỉ xảy ra với một hình thức vận động trong một lúc nào đó, chứ không phải với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc.
Logictics, hàng không, sản xuất ô tô... đang đình trệ nhưng ở một trạng thái khác thương mại điện tử, ngành công nghiệp phần mềm, sản xuất thiết bị Y tế...đang có cơ hội bứt phá.
Bản thân nền Y học đang đứng trước một bước chuyển biến rất lớn khi tất cả chạy đua tìm vắc-xin kháng VirusCorona. Từ đây nhiều phát minh mới ra đời, hiểu biết của con người về thế giới vi sinh vật được mở thêm một nấc, là viên gạch đầu tiên để ứng dụng vào lĩnh vực khoa học sức khỏe.
Đến mỗi doanh nghiệp, nhiều chính phủ đang gấp rút tìm cách vượt qua và thích nghi với tình hình mới khi dịch bệnh kết thúc và kể cả khi phải “sống chung với lũ”.
Trong quá trình vận động, có một dạng vận động đặc biệt đó là “đứng yên”, trong trạng thái đứng yên, sự vật hiện tượng sẽ có những “bước chuyển” quan trọng ở nội tại để làm tiền đề cho thay đổi toàn diện cả ở bên ngoài.
Có thể bạn quan tâm
12:11, 04/12/2019
10:43, 30/05/2019
06:00, 23/03/2020
Mỗi lần khủng hoảng là một lần tự nhiên đánh thức tiềm năng con người, chẳng những vậy trong điều kiện ngặt nghèo sẽ làm thay đổi thế giới quan của con người. Tài nguyên cũ được mang ra sử dụng lại.
Việc ở Mỹ khám phá cách khống chế VirusCorona bằng thuốc sốt rét hydroxychloroquine kết hợp với kháng sinh azithromycin là một ví dụ.
Dịch COVID-19 sẽ khiến nhiều quốc gia đang phát triển thiết kế lại mô hình tăng trưởng, rằng “tăng trưởng kiểu cũ - dựa vào tài nguyên và nhân công giá rẻ, lao động trực tiếp” đã hết sứ mệnh lịch sử.
11 trận đại dịch trong lịch sử đều có gốc gác từ thiên nhiên, hay nói cách khác việc khai thác tự nhiên quá mức đã phải trả giá, ước tính cò 1,7 triệu loại Virus tương tự Corona mà con người chưa biết đến!
Thời kỳ lao động tập trung, tăng trưởng dựa vào giá nhân công rẻ đã tới hạn. Như vậy tính chất của “lực lượng sản xuất” sẽ thay đổi. Đúng như dự báo của K. Marx cách đây hơn 100 năm “khoa học công nghệ sẽ là lực lượng sản xuất trực tiếp”.
Khi tính chất lực lượng sản xuất thay đổi sẽ kéo theo sự biến chuyển của “quan hệ sản xuất”, theo hướng phá vỡ những gì không còn hợp xu thế. Các mối quan hệ về tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm, sở hữu tư liệu sản xuất cũng phải thay đổi theo.
Khoa học công nghệ giúp sản xuất lớn hơn, chính xác hơn, thậm chí tạo ra trí tuệ nhân tạo...nên mối quan hệ NGƯỜI -NGƯỜI sẽ thay đổi. Ví dụ, giữa sếp và nhân viên bớt dần quan hệ “thứ bậc” chuyển dần sang “cộng sinh” công bằng.
Tính chính xác của mệnh lệnh hành chính từ cấp trên đôi khi sẽ được kiểm chứng không bằng ý chí của cấp dưới mà bằng các thuật toán xác xuất thống kê của trí tuệ nhân tạo...
Khi con người xem máy móc là đối tác thì cũng là lúc cách quản trị lao động, khoa học tổ chức bị thay đổi nội hàm theo chiều sâu. Các vấn đề về tâm lý, tư tưởng của con người sẽ trở nên cấp bách.
Khi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thay đổi thì phương thức sản xuất cũng thay đổi. Tức là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
Biểu hiện của phương thức mới này rất đa dạng, thấy rõ hơn khi dịch COVID-19 xuất hiện. Ví dụ, dạy và học online, làm việc từ xa, thương mại điện tử đã phát huy hiệu quả khi quan hệ đời thực bị phong tỏa.
Bài cuối: Con người nên thích nghi như thế nào?