Những tín hiệu tích cực gần đây từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và kinh tế vĩ mô đang mở ra cơ hội tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.
>>Tối đa hóa lợi ích từ các dự án FDI
Bình luận về những điểm sáng đáng chú ý của dòng vốn FDI thời gian qua, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết, số liệu tích cực từ dòng vốn FDI đã khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam.
Các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những tháng đầu năm đã mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp triển khai giải ngân vốn đầu tư.
>>FDI mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Vốn đầu tư điều chỉnh tiếp tục có xu hướng cải thiện hơn theo từng tháng so với các tháng đầu năm. Số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng duy trì mức tăng so với cùng kỳ, khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam và tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu.
Các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài về cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư... như: Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, Bắc Giang, Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai… Các nhà đầu tư đến từ Châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
Kết quả ấn tượng này được hội tụ từ nhiều nguyên nhân, trước hết và quan trọng nhất là Việt Nam liên tục được cộng đồng thế giới ghi nhận về sự ổn định chính trị, tăng trưởng tích cực về kinh tế; nỗ lực thực hiện chính sách ngoại giao đa phương, hoà bình, làm bạn với tất cả các nước, giữ cân bằng giữa các nước lớn; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng hài hoà lợi ích, tuân thủ nghiêm túc các cam kết hội nhập quốc tế và đáp ứng các thông lệ tốt trên thế giới về khuyến khích và bảo hộ lợi ích các nhà đầu tư.
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội thu hút FDI chất lượng cao từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Lý giải nguyên nhân, bên cạnh các yếu tố như sự ổn định chính trị, nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, các cân đối vĩ mô được đảm bảo, lạm phát được kiềm chế… các chuyên gia cho hay, hiện Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 16 FTA đang được thực thi hiệu quả. Đó là một “cửa sáng” cho việc thu hút đầu tư quốc tế.
Về câu chuyện này, ông Michael Kokalari - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường của VinaCapital, nhận định lĩnh vực sản xuất của Việt Nam chắc chắn sẽ hấp dẫn nhất trong bối cảnh rất nhiều tập đoàn quốc tế đang muốn chuyển hướng khỏi Trung Quốc. Do đó, nhiều khả năng 80% vốn FDI của Việt Nam trong năm 2024 sẽ hướng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ví dụ nhà xưởng hoặc các dự án hỗ trợ như nhà máy phát điện, hạ tầng kho vận…
Ông Michael Kokalari còn cho rằng, dòng vốn FDI cũng muốn hưởng lợi từ sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ nội địa của Việt Nam khi tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển. Các tập đoàn Nhật Bản đang tiên phong trong lĩnh vực này, tiêu biểu như Aeon và các công ty hàng đầu khác. Khá nhiều tập đoàn bất động sản Nhật Bản đang tìm cơ hội hợp tác với các đơn vị trong nước, như VinaCapital, để rót vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam.
Ngoài ra, các yếu tố tạo nên sức hút dòng vốn FDI cho Việt Nam được các chuyên gia kể đến như nguồn lao động chất lượng cao với chi phí cạnh tranh, Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, đang mở rộng cửa đối với các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam. Có nghĩa là các tập đoàn xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ mà không vướng phải rào cản thương mại của Chính phủ Hoa Kỳ…
Có thể bạn quan tâm
02:04, 21/04/2024
14:01, 17/04/2024
10:26, 12/04/2024
00:06, 07/04/2024
00:30, 06/04/2024
03:30, 05/04/2024