Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng: Đừng ngộ nhận mình toàn quyền chọn lọc FDI

Diendandoanhnghiep.vn Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đừng ngộ nhận mình toàn quyền chọn lọc FDI, ở đây là cuộc chơi, trao đổi, hai bên cùng có lợi.

Trao đổi với DĐDN, TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, vị thế của nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, với tác động bất thường, rộng lớn và kéo dài của đại dịch COVID, còn nhiều vấn đề đặt ra, thử thách và những yếu tố khó lường phía trước. 

-Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đang đặt ra cho Việt Nam cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu nếu chúng ta thu hút được dòng đầu tư nước ngoài thưa ông?

Phải đặt vấn đề đây là cuộc chơi win-win và chúng ta nói rõ với các nhà đầu tư nước ngoài là chúng ta chịu trách nhiệm về phần nào trong quá trình họ đầu tư tại Việt Nam. Ví dụ, chúng ta sẽ có cơ sở hạ tầng khu công nghiệp hoàn chỉnh để họ vào thuê khu công nghiệp, họ đầu tư kết cấu công nghệ mới, chúng ta điều tiết công nghệ của họ thông qua chính sách thuế môi trường, thông qua việc tạo việc làm tại các khu công nghiệp đó, thông qua việc các doanh nghiệp này có trở thành các flashform cho các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam hay không…căn cứ sự lan toả đó chúng ta sẽ có ưu đãi thuế như thế nào, phối hợp đào tạo nhân lực ra sao. Đây là cuộc chơi hai bên cùng thắng lợi. Đây mới là quan điểm thu hút FDI trong bối cảnh mới.

-Tuy nhiên có nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Việt Nam đã thu hút được dòng FDI lớn, câu chuyện là làm sao chọn lọc được FDI chất lượng, thưa ông?

Một đánh giá rất tự kiêu. Nguồn vốn FDI như thế nào là lớn? Hiện nay chúng ta đang có khoảng 21 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong năm nay nhưng thực tế giải ngân chỉ 13 tỷ USD. Trên GDP khoảng 300 tỷ USD, vậy lớn hay không lớn?

-Nói như vậy chúng ta không cần chọn lọc, thưa ông?

Không, ở đây không nên nhầm lẫn lớn hay không lớn, còn chọn lọc là câu chọn khác, đừng ngộ nhận mình toàn quyền chọn lọc, ở đây là cuộc chơi cả hai bên cùng trao đổi trong cuộc chơi, hai bên cùng có lợi mà chúng ta là cộng sự trong quá trình đầu tư này do đó phải có sự chào mời hợp lý nhất để họ tham gia cùng chúng ta để họ thấy làm cùng chúng ta họ có lợi. Ví dụ như Hãng máy tính Dell muốn đầu tư vào Việt Nam, công suất 1 triệu máy tính/tháng, 1 năm là 12 triệu máy tính, mỗi máy nặng ít nhất 2,8kg. Như vậy, mỗi tháng sẽ có khoảng 3 triệu tấn hàng hoá đi qua các cảng hàng không, chúng ta có đáp ứng được nhu cầu này không?

Do đó, chúng ta không thể nói thu hút nhà đầu tư công nghệ cao nhưng khi họ đến và yêu cầu cần 6.000 lao động có trình độ cao đẳng nghề trở lên, biết tiếng Anh và khu nhà máy cỡ 800ha, vậy chúng ta có bố trí được không mà chúng ta nói chúng ta lựa chọn nhà đầu tư?

Cho nên, phải thay đổi tư duy rằng chúng ta với họ là đối tác cùng 1 thuyền chèo cùng 1 hướng. Nếu không thì con thuyền này chỉ có quay quanh một chỗ mà thôi.

-Vậy chúng ta cần giải pháp chiến lược như thế nào để như ông nói là đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư để có mối quan hệ hợp tác win-win và tận dụng các FTA?

Chính vì thế, trong tháng 5 vừa qua, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực tới nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng để chuẩn bị thu hút FDI, các vấn đề đặt ra của các nhà đầu tư, sản xuất hàng đầu thế giới chúng ta đã lắng nghe họ, sau đó thảo luận xem chúng ta đáp ứng như thế nào để mang ra trao đổi với họ.

Chúng ta phải chủ động, không thể "nằm chờ" nhà đầu tư, ví dụ như bây giờ, chúng ta phải sử dụng vốn đầu tư công hợp lý để tạo hạ tầng các khu công nghiệp, chúng ta có thể làm các con đường BOT, các sân bay PPP để đáp ứng cho nhu cầu khu công nghiệp, như vậy chúng ta mới có thể tham gia vào chuỗi. Như vậy, giữa nhà nước và doanh nghiệp sẽ phải kết hợp, đây chính là việc tổ chức thực hiện các FTA thế hệ mới chúng ta đã ký kết với các quốc gia như với châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Lúc này, Nhà nước cần trở thành người tiêu dùng lớn nhất trong lĩnh vực đầu tư và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng: Đừng ngộ nhận mình toàn quyền chọn lọc FDI tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713446490 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713446490 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10