Token carbon đầu tiên có thể được giao dịch trên thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Token carbon có thể là một trong những công cụ quan trọng được sử dụng để giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả về mặt chi phí.

Giải pháp mã hóa giảm phát thải carbon

Giảm phát thải CO2 và giảm thiểu các phương pháp tiếp cận sử dụng nhiều carbon là những mục tiêu then chốt trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, đây thực sự được coi là một khởi đầu cho thập kỷ mới trước 13% các vụ cháy rừng lớn không thể kiểm soát trên khắp thế giới trong năm 2020 so với năm 2019. Điều này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng từ việc tăng nồng độ CO2, làm tồi tệ hơn đại dịch COVID-19, dẫn đến việc phải đóng cửa giao thương và kinh tế trên toàn cầu. Điều này chưa từng xảy ra trước đó và chính là tác nhân nhanh chóng thúc đẩy nền kinh tế tiến tới số hóa.

Do hậu quả của đại dịch COVID-19, các Chính phủ trên khắp thế giới đã chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào tích hợp công nghệ blockchain đến các dịch vụ tài chính của họ. Tại lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Sky Guo, thành viên sáng lập của Diễn đàn các Định chế tài chính và tiền tệ chính thức cùng đồng sáng lập Cypherium - một nền tảng tập trung kết nối doanh nghiệp tương tác giữa ứng dụng blockchain với tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (NHTW), đã thảo luận về các thế hệ lãnh đạo tiếp theo có thể tận dụng các công nghệ kỹ thuật số mới nổi để giải quyết những thách thức cấp bách nhất của thế giới như thế nào, vì 80% NHTW trên thế giới đang đánh giá việc áp dụng CBDC.

Trong đó, các NHTW cùng cơ sở hạ tầng tài chính thế giới phụ thuộc nhiều vào công nghệ blockchain có thể có tác động đáng kể đến lượng CO2 trên toàn thế giới, do điện được sử dụng cho năng lượng được sản xuất từ than hoặc các nhiên liệu hóa thạch khác gây ra mức CO2 cao và hiệu ứng nhà kính.

Theo đánh giá, công nghệ blockchain có thể có tác động đáng kể đến lượng CO2 trên toàn thế giới, do điện được sử dụng cho năng lượng được sản xuất từ than hoặc các nhiên liệu hóa thạch khác gây ra mức CO2 cao và hiệu ứng nhà kính

Theo đánh giá, công nghệ blockchain có thể có tác động đáng kể đến lượng CO2 trên toàn thế giới, do điện được sử dụng cho năng lượng được sản xuất từ than hoặc các nhiên liệu hóa thạch khác gây ra mức CO2 cao và hiệu ứng nhà kính

Theo nghiên cứu “Dấu chân carbon của Bitcoin” được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Kỹ thuật Munich và MIT, chỉ riêng việc khai thác Bitcoin (BTC) đã tạo ra lượng khí thải CO2 từ 23,6 đến 28,8 megaton mỗi năm, góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Hàm lượng CO2 trên thế giới đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, xu hướng này dự kiến sẽ được lặp lại vào năm tới đây, ngay cả khi việc đóng cửa nền kinh tế do COVID-19 tại nhiều quốc gia, dẫn đến sự suy giảm công nghiệp toàn cầu.

Quỹ Phòng vệ Môi trường cho rằng, trong lúc đại dịch toàn cầu đang tiếp tục hoành hành, nền kinh tế dự đoán sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc số hóa. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh biến đổi khí hậu là áp dụng chính sách hạn chế phát thải và định giá cho chúng.

Báo cáo “Chuỗi khối giao dịch carbon vì mục tiêu phát triển bền vững Liên hợp quốc” chỉ ra rằng, công nghệ chuỗi khối có thể được sử dụng để theo dõi tín chỉ carbon - một thuật ngữ chung cho bất kỳ chứng chỉ hoặc giấy phép có thể giao dịch nào đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2. Việc ứng dụng này cần sự nỗ lực  và phối hợp tại các quốc gia và quốc tế nhằm giảm thiểu nồng độ khí nhà kính gia tăng trong khí quyển. Các chuyên gia cũng tranh luận về vấn đề này với các đề xuất như:

Thứ nhất, áp dụng thuế carbon trực tiếp cho phát thải khí nhà kính, do đó, các công ty sẽ bị tính phí tích lũy cho mỗi tấn khí thải mà họ tạo ra.

Thứ hai, hệ thống phát thải/ kinh doanh năng lượng đưa ra một định lượng cho phép phát thải mỗi năm và được bán đấu giá cho người trả giá cao nhất, cũng như được giao dịch trên thị trường thứ cấp, dành cho lượng carbon mình có thể tạo ra.

Token carbon đầu tiên ra đời

Trước các đề xuất trên, Liên minh Giao thức Toàn cầu - một liên minh của các công ty blockchain và các công ty tiền điện tử hàng đầu đã tung ra token carbon đầu tiên có thể giao dịch trên blockchain công khai, được gọi là Universal Carbon (UPCO2). 

UPCO2 có thể được mua và nắm giữ như một khoản đầu tư hoặc “đốt “để bù đắp lượng khí thải carbon của một đơn vị gây ra. Mỗi token được tính là một tấn khí thải CO2 hàng năm đã được ngăn chặn bởi dự án REDD+ được chứng nhận nhằm ngăn ngừa mất mát hoặc suy thoái rừng nhiệt đới. Đồng thời được hỗ trợ bởi Đơn vị Carbon tự nguyện, được cơ quan tiêu chuẩn quốc tế cấp chứng chỉ, cho phép các dự án biến việc giảm khí nhà kính thành tín chỉ carbon có thể giao dịch.

UPCO2 có thể được mua và nắm giữ như một khoản đầu tư hoặc “đốt “để bù đắp lượng khí thải carbon của một đơn vị gây ra

UPCO2 có thể được mua và nắm giữ như một khoản đầu tư hoặc “đốt “để bù đắp lượng khí thải carbon của một đơn vị gây ra

Ông Juan Pablo Thieriot, Giám đốc điều hành của Uphold Inc nhận xét, năm qua là năm khá tệ của biến đổi khí hậu với những vụ cháy rừng ở Australia và California cùng những cơn bão mạnh hơn bao giờ hết. Chống biến đổi khí hậu có thể sẽ trở thành vấn đề kinh tế chủ đạo trong 20 năm tới.

Như vậy, token UPCO2 có thể tạo ra một mức giá bù trừ trên toàn cầu cho các khoản tín dụng carbon đã được mã hóa, bằng cách cho phép cơ chế thị trường thúc đẩy các quy trình công nghiệp và thương mại theo hướng phát thải thấp hoặc ít sử dụng carbon hơn.

Theo Ngân hàng Thế giới, token UPCO2 được thiết lập nhằm dân chủ hóa một loại tài sản mới quan trọng, có thể dẫn đến việc thiết lập giá bù trừ carbon toàn cầu (ngày nay tồn tại các mặt hàng như dầu và vàng) và nhiều tài nguyên khác đi trực tiếp vào các dự án môi trường.

Nhiều chuyên gia cùng cho rằng, các chương trình giảm phát thải sử dụng lực thị trường là một cách hiệu quả, thay vì phương pháp tiếp cận “ra lệnh và kiểm soát”. Trong đó, Chính phủ xác định các tiêu chuẩn hoạt động hoặc lựa chọn công nghệ cho các cơ sở cá nhân. 

Một số quốc gia đã áp dụng chương trình này như Trung Quốc đã khởi động giai đoạn đầu của thị trường carbon quốc gia vào năm 2017 với sự giúp đỡ của Quỹ Phòng vệ Môi trường nhằm hạn chế và giảm lượng khí thải CO2 từ các nhà máy và các ngành công nghiệp khác theo cách tiết kiệm chi phí. Kế hoạch kinh doanh khí thải, hay còn gọi là ETS, ban đầu sẽ bao gồm các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than và khí.

Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu được đề xuất bởi Dự án Harvard về Thỏa thuận khí hậu có tên là “Thuế carbon so với phát thải: Lý thuyết và thực hành” lập luận rằng, hệ thống định giá carbon trên toàn nền kinh tế là cần thiết cho bất kỳ chính sách quốc gia nào của Hoa Kỳ nhằm đạt được mức giảm CO2 phù hợp. 

Hay Liên minh châu Âu chính là thị trường carbon đầu tiên và lớn nhất thế giới. Theo đó, ETS là cốt lõi của chính sách chống biến đổi khí hậu và là một trong những công cụ quan trọng nhất được sử dụng để giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả về mặt chi phí.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Token carbon đầu tiên có thể được giao dịch trên thế giới tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714382751 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714382751 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10