Các trung tâm thương mại đã nhận thấy một điều: Phải cho khách ăn uống, vui chơi trước, rồi họ mới mua sắm sau.
>>Nhà bán lẻ có thể hưởng lợi từ hành vi “mua sắm trả đũa” dịp lễ tết
Huyền thoại sản xuất đồ chơi Toys R Us đang chuẩn bị “tái sinh”. Vào năm 2017, công ty gánh khoản nợ 5 tỷ USD khi không thể cạnh tranh được với các nền tảng thương mại điện tử. Toys R Us đã đệ đơn phá sản và đóng cửa tất cả các địa điểm ở Mỹ, chỉ để lại 900 cửa hàng cho thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, Toys R Us vừa khai trương lại một cửa hàng “soái hạm” (flagship) đầu tiên ở Mỹ. Đáng chú ý, đây không chỉ là một cửa hàng để mua sắm, mà còn là nơi vui chơi giải trí lớn với các điểm nhấn như cầu trượt hai tầng, tiệm kem và quán cà phê Geoffrey the Giraffe. Với sự hồi sinh này, trong năm tới, Toys R Us cũng thuyết phục được chuỗi bán lẻ truyền thống Macy's có kế hoạch mở 400 cửa hàng bán đồ chơi Toys R Us tại các cửa hàng bách hóa ở Mỹ.
Cửa hàng đồng thời là nơi vui chơi giải trí là một độc chiêu của hãng Disney và Toys R Us không phải là cửa hàng duy nhất học hỏi Disney trong việc xây dựng trải nghiệm mua sắm thú vị này. Cửa hàng mới của hãng nằm ngay bên ngoài trung tâm mua sắm American Dream ở New Jersey, nơi sở hữu công viên trượt tuyết trong nhà, công viên nước, sân gôn, thủy cung cùng hàng trăm cửa hàng và nhà hàng.
Đây là trung tâm mua sắm đắt nhất từng được xây dựng ở Mỹ và lớn thứ hai ở quốc gia này, nhưng đại dịch đã mang lại khoản nợ 3 tỷ USD và doanh thu chỉ 139 triệu USD trong nửa đầu năm nay.
>>Vì sao mua sắm online không thể thay thế các cửa hàng trực tiếp?
NHƯ VẬY LÀ
Các khu mua sắm đang phải tìm một “cú hích” để hồi sinh, khi khó khăn từ đại dịch khiến nhiều hàng quán trong trung tâm mua sắm phải đóng cửa. Đó là lý do tại sao các trung tâm này không thể hoạt động theo mô hình cũ, mà chúng cần những điểm nhấn khác để tồn tại - cho dù đó là ăn uống ngoài trời, cửa hàng tạp hóa hay một khu trượt tuyết, hay thậm chí một số trung tâm thương mại còn cho thuê chỗ để mọi người ngồi làm việc từ xa.
Các chủ đất sử dụng nhiều hơn 50% diện tích bất động sản tại các trung tâm mua sắm ngoài trời trong quý trước so với trước đại dịch. Các điểm nhấn như cửa hàng tạp hóa, phòng tập thể dục và hiệu thuốc đã dẫn đầu sự hồi sinh của trung tâm thương mại. Trong thời dịch này, các trung tâm thương mại đã nhận thấy một điều: Phải cho khách ăn uống, vui chơi trước, rồi họ mới mua sắm sau.
Có thể bạn quan tâm