TP.HCM đẩy nhanh nguồn cung nhà ở bình dân

ĐAN THANH 26/05/2024 16:15

TP.HCM cho biết sẽ tập trung hoàn tất thủ tục pháp lý cho 37 dự án nhà ở xã hội với quy mô 35.000 căn.

>>> TP.HCM: Giao dịch nhà đất tăng trở lại

Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản báo cáo về hoạt động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản và tình hình triển khai thực hiện, xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền, nhà lưu trú cho công nhân đang thiếu trầm trọng v

Phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền đang thiếu trầm trọng tại TP.HCM

Theo chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021-2030 và đề án của Chính phủ về đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030, TP.HCM dự kiến phát triển khoảng 69.700 đến 93.000 căn nhà ở xã hội. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 là khoảng 26.200-35.000 căn, giai đoạn 2026-2030, khoảng 43.500-58.000 căn.

Cụ thể, theo kết quả thực hiện từ năm 2021 đến quý 1/2024, TP.HCM đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng 03 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích đất gần 20.000 m2, quy mô 865 căn hộ.

Bên cạnh đó, hiện có 06 dự án đang thi công với quy mô 4.754 căn hộ, tổng diện tích sàn 378.551 m2. Trong đó, có 5 dự án nhà ở xã hội với quy mô 3.714 căn hộ và 01 dự án nhà lưu trú công nhân với 1.040 căn.

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết thêm, thành phố đang tập trung hoàn tất thủ tục pháp lý cho 37 dự án nhà ở xã hội (bao gồm các dự án đang thi công), với quy mô khoảng 35.000 căn, đảm bảo các điều kiện để triển khai thi công xây dựng.

>>Phân khúc nào sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản phía Nam?

Theo Sở Xây dựng, hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến 5 nhóm vấn đề lớn như: công tác chấp thuận chủ trương đầu tư, công tác quy hoạch, tài chính, công tác đấu thầu và các dự án đầu tư công.

Được biết, cuối năm 2023, HĐND TP.HCM đã ban hành nghị quyết về triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn. Trong công tác quy hoạch, HĐND TP.HCM đề nghị UBND TP.HCM nghiên cứu, rà soát, đánh giá toàn diện để đưa vào quy hoạch diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội; khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất phải xác định rõ diện tích đất phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội, đảm bảo quỹ đất tối thiểu 2% tổng diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất để xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích phục vụ người lao động. 

Cùng với đó, cần có quy trình thủ tục rút gọn thời gian thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân. Áp dụng các cơ chế, chính sách tại Nghị quyết 98 như rút gọn thủ tục về quy hoạch; cho phép thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư khi chưa có sự phù hợp giữa quy hoạch các cấp…

Trong các cuộc làm việc về phát triển nhà ở xã hội, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi giao Sở Xây dựng phối hợp đơn vị liên quan vận dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết 98 để đề xuất xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập trung bình như công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, văn nghệ sĩ, vận động viên đạt thành tích cao.

Mặt khác, tạo điều kiện để phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong tham gia xây dựng nhà ở xã hội cho các nhóm đối tượng trên.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển nhà ở xã hội cho thuê

    Phát triển nhà ở xã hội cho thuê

    04:00, 24/05/2024

  • "Rào cản" chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội

    16:30, 23/05/2024

  • Chuyển nhà tái định cư sang nhà ở xã hội: Tránh hệ lụy trong tương lai

    Chuyển nhà tái định cư sang nhà ở xã hội: Tránh hệ lụy trong tương lai

    03:00, 23/05/2024

  • Novaland ký kết hợp tác xây dựng nhà ở xã hội tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam

    Novaland ký kết hợp tác xây dựng nhà ở xã hội tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam

    21:27, 22/05/2024

  • Chuyển nhà tái định cư sang nhà ở xã hội cần cơ chế rõ ràng

    Chuyển nhà tái định cư sang nhà ở xã hội cần cơ chế rõ ràng

    15:02, 22/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM đẩy nhanh nguồn cung nhà ở bình dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO