TP.HCM đề xuất cơ chế đặc thù cho điện mặt trời mái nhà công sở

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 07/08/2023 11:26

Dự kiến tháng 9/2023, TP.HCM sẽ triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

>>Bộ Công Thương nói gì về đề xuất mở rộng phạm vi lắp đặt điện mặt trời mái nhà?

Đó là nội dung được đề cập tại chương trình "Dân hỏi - Chính quyền trả lời" với chủ đề "Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM: trách nhiệm - hành động", tại TP.HCM, ngày 6/8/2023. 

Nhiều cử tri đã đặt câu hỏi khi nào TP.HCM triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tại nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Nhiều cử tri đã đặt câu hỏi khi nào TP.HCM triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tại nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Như vậy, sau khi báo cáo và trình Quốc hội về việc xem xét nghị quyết 98, TP.HCM cũng đã nêu một số vấn đề, trong đó có nọi dung về việc TP quyết định việc sử dụng mái nhà bảo đảm điều kiện kỹ thuật của các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công trên địa bàn TP để lắp đặt hệ thống điện mặt trời cung cấp điện phục vụ hoạt động của trụ sở đó kể từ tháng 9/2023.

Đáng chú ý, thông tin về lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà công sở tại chương trình "Dân hỏi - Chính quyền trả lời" với chủ đề "Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM: trách nhiệm - hành động". Nhiều cử tri đã đặt câu hỏi khi nào TP.HCM triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tại nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM?; TP có lường hết tác hại việc sử dụng hệ thống điện mặt trời chưa?; Việc đảm bảo an toàn khi triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời có được TP quan tâm?

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM: hiện nay TP giao Sở Công Thương phối hợp với các sở ngành để xây dựng đề án sử dụng các mái nhà là tài sản công để lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Hiện sở đang hoàn thiện để trình UBND TP trong tháng 8/2023 và triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời vào tháng 9/2023.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM: hiện nay TP giao Sở Công Thương phối hợp với các sở ngành để xây dựng đề án sử dụng các mái nhà là tài sản công để lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Hiện sở đang hoàn thiện để trình UBND TP trong tháng 8/2023 và triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời vào tháng 9/2023.

Trao đổi và trả lời các câu hỏi của cử tri, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết: hiện nay TP giao Sở Công Thương phối hợp với các sở ngành để xây dựng đề án sử dụng các mái nhà là tài sản công để lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Hiện sở đang hoàn thiện để trình UBND TP trong tháng 8/2023 và triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời vào tháng 9/2023.

Nêu những vấn đề tác động của hệ thống điện mặt trời, bà Ngọc cho rằng, những vấn đề mà cử tri và các cơ quan băn khoăn chủ yếu nằm ở vấn đề pin thải.

“Theo quy định hiện nay, sản phẩm tấm pin mặt trời thuộc danh mục các sản phẩm buộc các nhà sản xuất, nhập khẩu phải thu hồi, tái chế để không gây ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn về môi trường, phòng cháy chữa cháy, điện, cũng như mỹ quan, thiết kế kiến trúc, trong đề án sẽ quy định trách nhiệm các cơ quan liên quan”, bà Ngọc thông tin.

>>Chờ cơ chế hấp dẫn hơn cho điện mặt trời áp mái

Cũng theo bà Ngọc, trước đó, trong báo cáo tác động trình Quốc hội khi xem xét nghị quyết 98, TP.HCM cũng nêu UBND TP quyết định việc sử dụng mái nhà bảo đảm điều kiện kỹ thuật của các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công trên địa bàn TP để lắp đặt hệ thống điện mặt trời cung cấp điện phục vụ hoạt động của trụ sở đó.

Do đó, việc triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn điện, an toàn phòng cháy chữa cháy; an toàn công trình xây dựng, phù hợp về mỹ quan, kiến trúc và môi trường theo quy định của pháp luật.

“Thời gian qua, việc quản lý lắp đặt hệ thống điện mặt trời đối với các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn TP thực hiện theo quy định của quyết định 13 của Thủ tướng và thông tư 18 năm 2020 của Bộ Công Thương. Cụ thể, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện đăng ký đấu nối với ngành điện các thông tin bao gồm địa điểm lắp đặt, quy mô công suất, đường dây tải điện, điểm đấu nối dự kiến. Ngành điện có ý kiến về khả năng đấu nối, truyền tải công suất hệ thống điện mặt trời mái nhà để làm cơ sở hai bên ký thỏa thuận đấu nối, bà Ngọc thông tin.

Bà Ngọc cho biết thêm, sau khi thực hiện lắp đặt xong, đúng với nội dung đã thỏa thuận, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp gửi hồ sơ đến ngành điện để thực hiện kiểm tra kỹ thuật, ký hợp đồng mua bán điện và đóng điện đưa vào vận hành.

Ngành điện cũng chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi hoạt động vận hành các hệ thống điện mặt trời mái nhà theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện nội dung vi phạm pháp luật, ngành điện có trách nhiệm thực hiện tạm dừng kết nối với hệ thống điện, lập biên bản và báo cáo Bộ Công Thương để xử lý theo quy định hiện hành.

Dự kiến tháng 9/2023, TP.HCM sẽ triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Dự kiến tháng 9/2023, TP.HCM sẽ triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Liên quan tới việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn TP.HCM, trước đó, ông Bùi Trung Kiên - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM, chia sẻ: nếu được Quốc hội thông qua, TP.HCM sẽ có thêm nguồn điện mặt trời trên mái các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công… Nội dung này dự kiến sẽ được thực hiện sau khi nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực.

Đặc biệt, theo nội dung của nghị quyết, trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công... được lắp đặt hệ thống điện mặt trời để tự dùng, UBND TP tổ chức việc lắp đặt này để đảm bảo cảnh quan.

Cũng theo ông Kiên, căn cứ theo tính toán, tổng tiềm năng kỹ thuật điện có thể lắp đặt các hệ thống điện mặt trời mái nhà tại TP.HCM đạt khoảng 5.081 MWp, với 4 nhóm, gồm: các cơ quan hành chính chiếm 3,27%, sản xuất chiếm 31,28%, thương mại dịch vụ chiếm 3,1% và hộ gia đình chiếm 62,34%. Với tỉ lệ trên, công suất điện mặt trời có thể lắp đặt trên mái nhà các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công tại TP khoảng 160 MWp.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Công Thương nói gì về đề xuất mở rộng phạm vi lắp đặt điện mặt trời mái nhà?

    00:40, 30/07/2023

  • Giải pháp điện mặt trời mái nhà giá 1 đồng

    15:53, 26/07/2023

  • Bộ Công Thương đề xuất “gỡ khó” điện mặt trời mái nhà

    03:00, 19/06/2023

  • Phó Thủ tướng “thúc” hoàn thiện cơ chế khuyến khích điện mặt trời mái nhà

    22:36, 10/06/2023

  • Quy định về PCCC đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà 

    05:00, 27/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM đề xuất cơ chế đặc thù cho điện mặt trời mái nhà công sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO