TP.HCM đề xuất nhiều chính sách nhằm giữ chân nhân viên y tế

ĐÌNH ĐẠI 01/12/2021 12:15

Trước tình trạng có gần 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc trong 10 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, Sở Y tế TP.HCM đề xuất nhiều chính sách nhằm giữ chân nhân viên y tế.

>>>TP.HCM: F0 cách ly tại nhà được chọn bác sĩ tư điều trị?

Theo đánh giá của ngành Y tế TP.HCM, chế độ chính sách có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của số đông cán bộ y tế, đặc biệt ở y tế cơ sở. Những khó khăn trong đời sống, thu nhập của cán bộ y tế là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc tuyển dụng, thu hút nhân lực về công tác tại y tế cơ sở. Sở Y tế TP.HCM cho rằng, cần ban hành các chế độ hỗ trợ thu nhập nhằm cải thiện đời sống. Từ đó mới mong thu hút và duy trì nhân viên y tế đang công tác tại tuyến y tế cơ sở.

ngành Y tế TP.HCM, chế độ chính sách có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của số đông cán bộ y tế, đặc biệt ở y tế cơ sở.

Theo ngành Y tế TP.HCM, chế độ chính sách có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của số đông cán bộ y tế, đặc biệt ở y tế cơ sở.

Để hiện thực hóa điều này, mới đây Sở Y tế TP.HCM đã có dự thảo gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM về việc lấy ý kiến đóng góp dự thảo các văn bản đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay Thành phố có 310 Trạm y tế, trong đó, 174/310 Trạm Y tế có số dân trên 20.000 dân. Trong số 174 Trạm Y tế trên 20.000 dân có 40 Trạm Y tế có số dân trên 50.000 dân, 3 Trạm Y tế có số dân trên 100.000 dân. Nếu chỉ được bố trí 10 biên chế/trạm thì không thể đảm bảo thực hiện hết khối lượng công việc được giao. Do đó, Sở Y tế TP.HCM đề xuất định mức biên chế phân bổ cho Trạm Y tế năm 2022.

Cụ thể, đối với Trạm Y tế từ 10.000 dân trở xuống thì bố trí tối thiểu 10 biên chế trạm. Đối với các Trạm Y tế trên 10.000 dân, tăng từ 5.000 dân thì tăng 1 biên chế (nếu số dư cuối từ 3.000 đến dưới 5.000 dân thì được bố trí thêm 1 biên chế). Tối đa không quá 20 biên chế.

Như vậy, tổng số biên chế phân bố năm 2022 cho 310 Trạm Y tế theo định mức đề xuất là 4.156 biên chế, tăng 1.869 biên chế so với tổng số biên chế năm 2021 đã phân bổ cho Trạm Y tế (biên chế năm 2021 đã giao cho 310 Trạm Y tế là 2.287 biên chế).

Do đó, Sở Y tế đề xuất UBND TP.HCM trình HĐND TP.HCM bổ sung định mức số lượng người làm việc năm 2022 cho Sở Y tế TP.HCM để phân bố bổ sung 1.869 biên chế cho Trạm Y tế từ nguồn biên chế sự nghiệp của thành phố được Trung ương phân bố.

Theo Sở Y tế TP.HCM, việc tuyển dụng nhân viên y tế cho Trạm Y tế hiện nay rất khó khăn. Để sử dụng có hiệu quả số lượng biên chế theo định mức đề xuất như trên, cần ban hành các cơ chế chính sách thu hút và tăng cường nguồn nhân lực.

Theo đó, Sở Y tế TP.HCM đề nghị chính sách tăng cường nguồn nhân lực cho Trạm Y tế, đầu tiên là thu hút sinh viên y khoa mới tốt nghiệp tham gia công tác tại đơn vị y tế tuyến cơ sở. Để thu hút sinh viên y khoa mới tốt nghiệp tham gia công tác tại các đơn vị y tế tuyến cơ sở, Sở Y tế kiến nghị thành phố hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng cho các bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên mới tốt nghiệp đăng ký và tham gia thực hành tại Trạm Y tế.

>>>TP.HCM: Tăng cường quản lý F0 tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

Cụ thể, đối với bác sĩ mới tốt nghiệp: hỗ trợ chi phí sinh hoạt 18 tháng khi được phân công và cam kết tham gia thực hành tại Trạm Y tế tối thiểu 12 tháng, thực hành 6 tháng tại các bệnh viện đa khoa. Đối với điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên mới tốt nghiệp: hỗ trợ chi phí sinh hoạt 9 tháng khi được phân công và cam kết tham gia thực hành tại Trạm Y tế 9 tháng.

Nhân viên y tế làm việc tại tram y tế lưu động.

Nhân viên y tế làm việc tại tram y tế lưu động - Ảnh: Mạnh Linh.

Như vậy, mỗi tháng bác sĩ (400 người), điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên (100 người) mới ra trường đi thực hành mỗi tháng ngoài lương cơ bản theo trình độ thì còn được hỗ trợ sinh hoạt hơn 4,4 triệu đồng.

Đối với các đối tượng quá tuổi lao động (nghỉ hưu) và tình nguyện viên, theo Sở Y tế TP.HCM, cần huy động bổ sung theo hình thức hợp đồng dịch vụ, hợp đồng hợp tác chuyên môn tham gia công tác tại Trạm Y tế với mức hỗ trợ thu nhập hàng tháng dựa trên mức lương tối thiểu vùng. Cụ thể, đối với bác sĩ nghỉ hưu: mức hỗ trợ thu nhập hàng tháng bằng 2 lần mức lương tối thiểu vùng (khoảng 8,8 triệu đồng/tháng ) được áp dụng theo quy định của Chính phủ tại từng thời điểm.

Đối với nhân viên y tế khác (điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, y sĩ, y tế công cộng, dược sĩ...) nghỉ hưu: mức hỗ trợ thu nhập hàng tháng bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng (khoảng 6,6 triệu đồng).

Đối với lực lượng tình nguyện viên (không có chuyên môn y tế), mức hỗ trợ thu nhập hằng tháng bằng 1 lần mức lương tối thiểu vùng (4,4 triệu đồng) được áp dụng theo quy định của Chính phủ tại từng thời điểm.

Đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động làm việc tại Trạm Y tế (nhân viên vệ sinh, bảo vệ), Trung tâm y tế nhưng hiện nay không thuộc đối tượng chi trả lương từ nguồn ngân sách hiện nay khoảng 300 người mà là từ nguồn thu dịch vụ của đơn vị, nhưng nhu cầu thực tế khoảng 620 người cho 310 Trạm Y tế. Do đó, đề xuất với nhân sự có chuyên môn y tế được hỗ trợ 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng (khoảng 6,6 triệu đồng/tháng) và nhân viên vệ sinh, bảo vệ là 1 lần mức lương tối thiểu vùng (khoảng 4,4 triệu đồng).

Trước đó, tại buổi họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều ngày 29/11 vừa qua, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong năm 2020 có 597 nhân viên y tế nghỉ việc. Riêng trong 10 tháng đầu năm 2021 có 988 người nghỉ việc.

Theo bà Mai, qua phân tích, số lượng nhân viên y tế nghỉ việc tăng nhẹ ở khối điều dưỡng, bác sĩ ở trạm y tế. Lý do nghỉ việc chủ yếu xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, lý do cá nhân. “Nhân viên y tế nếu không làm việc trong các đơn vị công lập thì sẽ làm việc cho các cơ sở y tế tư nhân. Dù làm việc ở công hay tư đều phục vụ người dân”, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: F0 cách ly tại nhà được chọn bác sĩ tư điều trị?

    TP.HCM: F0 cách ly tại nhà được chọn bác sĩ tư điều trị?

    03:01, 01/12/2021

  • TP.HCM: Tăng cường quản lý F0 tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

    TP.HCM: Tăng cường quản lý F0 tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

    16:55, 29/11/2021

  • “TP.HCM vào tình trạng khẩn” là thông tin bịa đặt

    “TP.HCM vào tình trạng khẩn” là thông tin bịa đặt

    19:39, 26/11/2021

  • TP.HCM: 6 chiến lược lớn kiểm soát dịch COVID-19

    TP.HCM: 6 chiến lược lớn kiểm soát dịch COVID-19

    00:09, 25/11/2021

  • TP.HCM tăng cường kiểm soát di biến động dân cư

    TP.HCM tăng cường kiểm soát di biến động dân cư

    10:36, 24/11/2021

  • TP.HCM: Nhiều thay đổi trong hướng dẫn chăm sóc F0 cách ly tại nhà

    TP.HCM: Nhiều thay đổi trong hướng dẫn chăm sóc F0 cách ly tại nhà

    01:16, 24/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM đề xuất nhiều chính sách nhằm giữ chân nhân viên y tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO