Với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, Bến xe miền Đông mới của TP HCM sau nhiều lần chậm tiến độ, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2019.
Bến xe miền Đông mới đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng quá tải tại các bến xe trên địa bàn TP HCM thời gian qua. Sau nhiều lần trễ hẹn, hiện nay Bến xe miền Đông mới đã dần hoàn thiện, dự kiến đi vào khai thác cuối năm 2019. Ghi nhận tại bến xe cho thấy, các công trình trọng điểm bên trong bến xe như nhà chờ, nhà vé, các hạng mục đường sa… đã cơ bản hoàn thành.
Anh Nguyễn Minh Hùng, một công nhân đang thi công tại bến xe cho biết, từ khoảng năm 2018, hoạt động thi công của bến xe được đẩy nhanh tiến độ. Các công nhân thi công làm việc khẩn trương, nhiều buổi tăng ca vào các giờ đêm theo phân công của nhà thầu với mục tiêu đưa bến xe vào hoạt động vào cuối năm 2019.
Có thể bạn quan tâm
05:02, 29/03/2019
14:10, 30/03/2019
14:32, 28/03/2019
11:01, 27/03/2019
Trước đó, Bến xe miền Đông mới này nhiều lần trễ hẹn, không hoàn thành tiến độ. Về vấn đề này, bà Tăng Thị Thu Lý - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn (chủ đầu tư dự án) cho biết, nguyên nhân bến xe không hoàn thành đúng hẹn như ban đầu là do vướng đền bù giải tỏa, một số hộ dân vẫn chưa chấp nhận di dời. Cũng theo bà Lý, công ty sẽ cho công nhân khẩn trương thi công, dự kiến đến ngày 31/3 hoàn thành khu nhà ga trung tâm và đến ngày 2-9 chính thức đi vào hoạt động.
Được biết, Bến xe Miền Đông mới được khởi công xây dựng vào tháng 4/2017, với diện tích hơn 16 ha (rộng gấp 3 lần Bến xe miền Đông hiện hữu) với vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng thuộc phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An (Bình Dương) và phường Long Bình, quận 9, (TP HCM). Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017, nhưng đến nay dự án đã hai lần trễ hẹn.
Được xem là bến xe lớn nhất cả nước (gấp 3 lần bến xe Miền Đông cũ), sau khi hoàn thành dự kiến mỗi ngày sẽ phục vụ hơn 21.000 hành khách vào những ngày thường, riêng những ngày lễ dự kiến lượng hành khách sẽ tăng gấp 2 đến 3 lần ngày thường.
Dự án do Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn làm chủ đầu tư. Bến xe gồm bốn khu A, B, C, D. Trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích hơn 122.000 m2 (chiếm hơn 76% tổng diện tích); khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).
Cũng liên quan đến dự án Bến xe 4.000 tỷ này, mới đây UBND TPHCM giao Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn TNHH MTV thực hiện nghiên cứu, thuê đơn vị có năng lực để quản lý, vận hành, kinh doanh khai thác Bến xe miền Đông mới đảm bảo an toàn, khả thi, đáp ứng nhu cầu hoạt động hiệu quả của bến xe và nhu cầu đi lại của người dân.
Thẩm quyền tổ chức thực hiện thuộc trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15-11-2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và điều lệ Tổng Công ty đã được UBND TP phê duyệt.
Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn TNHH MTV cần nghiên cứu, ban hành quy chế nhằm đảm bảo việc lựa chọn thuê đơn vị có năng lực, kinh nghiệm, đáp ứng yêu câu khai thác hiệu quả, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Trong trường hợp đã hoàn tất đề án cổ phần hóa, Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn TNHH MTV cần nghiên cứu, rà soát về thẩm quyền, thời hạn thực hiện và các nội dung khác có liên quan để đảm bảo việc triển khai thực hiện phù hợp theo quy định pháp luật. Việc lựa chọn đơn vị có năng lực để quản lý, vận hành, kinh doanh khai thác Bến xe miền Đông mới cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
Một số hình ảnh khác tiến độ xây dựng bến xe 4.000 tỷ đồng: