UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố các nhóm sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp chủ lực của thành phố giai đoạn 2018-2020 và tìm hướng gỡ rối cho nhóm sản phẩm này.
Xác định rõ sản phẩm chủ lực
Để có chính sách phát triển các nhóm sản phẩm thuộc thế mạnh, TP.HCM đã đặt ra vấn đề xác định rõ nhóm sản phẩm chủ lực để tìm hướng đi phát triển nhóm sản phẩm này. Theo đó TP xác định ba nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp gồm: Nhóm sản phẩm cây trồng là rau và hoa, cây kiểng; Nhóm sản phẩm chăn nuôi là bò sữa (con giống, nuôi lấy sữa) và heo (con giống, heo thịt); Nhóm sản phẩm thủy sản là tôm nước lợ. Riêng cá cảnh được xác định là nhóm sản phẩm có tiềm năng.
Trong lĩnh vực công nghiệp, bảy nhóm sản phẩm chủ lực bao gồm: Nhóm sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (khuôn mẫu chính xác cao, kết cấu thép siêu trường, siêu trọng, đúc phôi chi tiết máy, chi tiết máy, linh kiện tiêu chuẩn, vật tư tiêu hao); Nhóm sản phẩm thiết bị điện (thiết bị điện dây và cáp điện); Nhóm sản phẩm từ nhựa và cao-su (bao bì đa lớp, nhựa gia dụng, nhựa xây dựng - giao thông, nhựa kỹ thuật, săm lốp xe, cao-su kỹ thuật, nệm cao-su các loại); Nhóm sản phẩm thực phẩm chế biến (sữa và sản phẩm từ bơ sữa, sản phẩm ăn liền, sản phẩm gia vị, thực phẩm chế biến, thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, bánh kẹo các loại, sản phẩm chế biến từ tinh bột); Nhóm sản phầm đồ uống (nước giải khát và nước khoáng đóng chai); Nhóm sản phẩm điện tử - công nghệ thông tin (sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung số); Nhóm sản phẩm trang phục may sẵn (trang phục công sở, Jean, ka-ki, bộ com-lê…).
Có thể bạn quan tâm
19:05, 22/10/2018
11:00, 22/10/2018
04:16, 22/10/2018
04:16, 23/10/2018
Thành phố cũng xác định rõ, nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực phải chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thành phố và có xu hướng phát triển ổn định. Sản phẩm phù hợp điều kiện sinh thái, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất trên địa bàn và có khả năng cạnh tranh phát triển; phù hợp định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Có khả năng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, tạo sản phẩm đạt năng suất, chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm có tiềm năng mở rộng thị trường sản xuất giống cung cấp cho thành phố và các địa phương khác; có điều kiện tham gia các chuỗi liên kết và cung ứng, sơ chế, đóng gói, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; có lợi nhuận, giá trị tăng cao, có hiệu quả.
Cùng với đó, UBND TP.HCM đề xuất bổ sung danh mục nhóm sản phẩm dịch vụ chủ lực ở bốn ngành gồm: Khách sạn - nhà hàng, ăn uống; tài chính - ngân hàng; thương mại điện tử; giải trí nhằm góp phần khắc họa rõ nét hơn về các thế mạnh của thành phố. Sở Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì phối hợp Sở Công thương, Sở NN và PTNT thành phố xây dựng chương trình đổi mới công nghệ cho một số doanh nghiệp lớn của thành phố gắn với các sản phẩm chủ lực và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo sự vượt trội về năng suất lao động, có hiệu quả xã hội và giảm ô nhiễm môi trường.
Tạo đà cho doanh nghiệp
Xác định nhóm sản phẩm chủ lực sẽ là điều kiện tốt để các doanh nghiệp trên địa bàn TP xác định hướng đi và phát triển nhóm sản phẩm của doanh nghiệp mình một cách mạnh mẽ cộng hưởng từ các chính sách của thành phố. Điều này sẽ giúp cho nền kinh tế của TP phát triển bền vững.
Về vấn đề này, Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, cho biết trước đây thành phố đã từng thực hiện chương trình nhóm sản phẩm chủ lực nhưng bị gián đoạn, điều này cũng tạo nên nhiều hạn chế đối với doanh nghiệp. Hiện nay TP đã xác định các nhóm sản phẩm chủ lực sẽ là bước đà để các doanh nghiệp phát triển. Theo bà Chi TP cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung danh mục nhóm sản phẩm dịch vụ chủ lực ở các ngành: Khách sạn nhà hàng, ăn uống, tài chính ngân hàng, thương mại điện tử và giải trí. Qua đó định hình bức tranh toàn cảnh các thế mạnh kinh tế của thành phố.
Theo Sở Công Thương TP.HCM, thời gian qua công nghiệp thành phố đã có những bước phát triển đáng kể. Giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp ước tăng 7,52%; đóng góp 1,49 điểm phần trăm trong mức tăng chung 8,25% GRDP của thành phố. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP năm 2017 ước tăng 7,9% so với năm 2016. IIP 9 tháng năm 2018 ước tăng 7,89% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây, đóng góp quan trọng vào kinh tế chung.
Tuy nhiên, công nghiệp thành phố vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và dư địa. Ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế của khu vực, đòi hỏi việc phát triển kinh tế ở mức cao nên việc xác định sản phẩm chủ lực của thành phố là rất quan trọng.
Để hỗ trợ nhóm sản phẩm chủ lực của thành phố phát triển, đủ sức lan tỏa, dẫn dắt thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu và làm động lực cho toàn ngành, Sở Công Thương đã tham mưu UBND thành phố tập trung vào 5 nhóm chính sách lớn với nhiều điểm mới. Về vốn, Nghị quyết 16 ban hành đầu tháng 10 quy định vốn kích cầu cho doanh nghiệp hỗ trợ lãi vay đầu tư nhà xưởng, công nghệ mới với thời gian hỗ trợ 7 năm; mức vốn hỗ trợ tối đa cho một dự án lên đến 200 tỷ đồng.
Về mặt bằng, thời gian tới thành phố sẽ tạo quỹ đất công nghiệp để thu hút kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư như hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành. Ưu tiên bố trí mặt bằng để đầu tư mở rộng các nhóm sản phẩm CNCL với giá thuê đất phù hơp.