TP HCM kỳ vọng giảm gánh nặng giao thông từ đường vành đai 3

Công Thương 21/01/2019 01:18

Dự án công trình đường Vành đai 3 TP.HCM được đề xuất đầu tư xây dựng với tổng số vốn dự kiến giai đoạn 1 khoảng 20.000 tỷ đồng kỳ vọng sẽ giảm tải gánh nặng giao thông TP.HCM hiện nay.

Sơ đồ quy hoạch chi tiết đường vành đai 3

Sơ đồ quy hoạch chi tiết đường vành đai 3

Liên quan đến công tác nghiên cứu và đầu tư xây dựng dự án đường vành đai 3 này, mới đây Bộ GTVT có tờ trình gửi Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường Vành đai 3 TP HCM (đoạn Bình Chuẩn - quốc lộ 22 - Bến Lức). Theo kế hoạch, năm 2019 dự án sẽ được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 19.871 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước 9.729 tỷ đồng, nhà đầu tư 10.142 tỷ đồng.

Đường vành đai được xây dựng kì vọng sẽ giúp TP HCM giảm gánh nặng rất lớn về giao thông. Theo đơn vị nghiên cứu, khi hình thành đoạn tuyến Vành đai 3 trên sẽ kết nối các tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương, Quốc lộ 1A và tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang xây dựng. Từ đó, tạo nên một mạng lưới giao thông huyết mạch của TP HCM nối kết với các tỉnh liền kề và 7 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam...

Theo quy hoạch đã được duyệt, đường Vành đai 3 có chiều dài 97,7 km. Điểm đầu của tuyến đường này bắt đầu từ đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Sau đó đi qua 4 tỉnh, thành là Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương và Long An. Điểm cuối tuyến đường này giao với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Toàn tuyến được chia làm 4 đoạn: Đoạn 1 từ Bình Chuẩn - Tân Vạn (Bình Dương) dài 16,7 km; đoạn 2 Tân Vạn - Nhơn Trạch (Đồng Nai) dài 34,3 km; đoạn 3 Bình Chuẩn (Bình Dương) - quốc lộ 22 (TP HCM) dài 17,5 km; đoạn 4 quốc lộ 22 - Bến Lức (Long An) dài 29,2 km.

Cũng trong tờ trình Thủ tướng về dự án này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP (nhà nước và tư nhân hợp tác) góp phần huy động nguồn lực xã hội, giảm áp lực vốn nhà nước; tận dụng thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ khối tư nhân.

Đồng thời phân chia rủi ro hợp lý giữa nhà nước và nhà đầu tư trong quá trình đầu tư và khai thác dự án.

Bộ GTVT cho biết tiến độ thức hiện dự án đường vành đai 3 - TP HCM đã thực hiện chậm so với kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 là hoàn thành vào năm 2019-2020.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM đề xuất ứng 3.000 tỷ đồng làm nhanh đường Vành đai 3

    TP.HCM đề xuất ứng 3.000 tỷ đồng làm nhanh đường Vành đai 3

    16:36, 09/10/2018

  • Hà Nội sắp làm đường Vành đai 3,5 đoạn Quốc lộ 6-cầu Ngọc Hồi

    Hà Nội sắp làm đường Vành đai 3,5 đoạn Quốc lộ 6-cầu Ngọc Hồi

    15:16, 06/04/2016

  • Hoàn thành vượt tiến độ đường Vành đai 3 Hà Nội: Nhà thầu Nhật Bản đòi tiền thưởng 173 tỷ đồng

    Hoàn thành vượt tiến độ đường Vành đai 3 Hà Nội: Nhà thầu Nhật Bản đòi tiền thưởng 173 tỷ đồng

    21:19, 14/03/2016

  • Hà Nội: Nâng tốc độ khai thác đường Vành đai 3 lên 90km/h

    Hà Nội: Nâng tốc độ khai thác đường Vành đai 3 lên 90km/h

    10:25, 24/02/2016

Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng đường vàn đai 3, UBND TP HCM cũng đã có văn bản đề xuất Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ có chủ trương chính thức cho triển khai dự án vành đai 3. Theo tính toán sơ bộ, tổng nguồn vốn GPMB cho hai đoạn tuyến Bình Chuẩn - QL22 và QL22 - Bến Lức đoạn đi qua địa phận TP HCM khoảng gần 3.000 tỉ đồng.

Trong khi đó, theo ý kiến của lãnh đạo các địa phương lân cận, thì việc xây dựng tuyến đường Vành đai 3, không chỉ là “cú hích” cho TP HCM. Hơn thế, đường Vành đai 3 còn góp phần rất quan trọng “giải hạn” luôn cho cả 3 tỉnh lân cận là Bình Dương, Long An và Đồng Nai.

Hiện nay mới chỉ có đoạn Bình Chuẩn - Tân Vạn dài 16,7 km đã được tỉnh Bình Dương đầu tư và đưa vào khai thác, các đoạn còn lại vẫn trong quá trình nghiên cứu, đề xuất đầu tư. Riêng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch với chiều dài 34,3 km qua địa phận tỉnh Đồng Nai 6,3 km và qua TP HCM khoảng 28 km sẽ có cây cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai nối quận 9 với huyện Nhơn Trạch. Theo nghiên cứu, cầu này được đúc hẫng như cầu Long Thành trên cao tốc TP HCM - Long Thành, nhưng nằm cách về phía hạ lưu khoảng 3 km.

Ứng vốn để gải phóng mặt bằng

Để tiến hành công tác đầu tư xây dựng đường vành đai 3 từ 2019-2022 sẽ thực hiện thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng, đồng thời sơ tuyển, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Năm 2022-2025, dự án thi công và đưa vào sử dụng sau đó sẽ tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực.

Về công tác giải phóng mặt bằng triển khai dự án, các địa phương hỗ trợ ứng trước để thực hiện giải phóng mặt bằng bao gồm: TP HCM 2.939 tỷ đồng, Bình Dương 2.055 tỷ, Long An 639 tỷ. Sau đó Nhà nước sẽ hoàn trả bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP HCM kỳ vọng giảm gánh nặng giao thông từ đường vành đai 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO