TP.HCM xem xét mở lại chợ truyền thống

ĐÌNH ĐẠI 14/07/2021 15:52

TP.HCM sẽ cho phép chợ truyền thống hoạt động trở lại, nhưng hạn chế số lượng tiểu thương và chỉ phục vụ các mặt hàng, thịt cá, rau củ quả. Đồng thời sẽ phát phiếu cho các hộ dân để đảm bảo giãn cách.

Thông tin trên được Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết tại buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Hóc Môn diễn ra mới đây. Theo đó, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong thông tin, Thành phố đang xem xét mở lại chợ truyền thống. Chợ cung cấp chủ yếu 2 mặt hàng là thịt, cá và rau, củ quả.

TP.HCM đang xem xét cho mở lại chợ truyền thông để cung cấp thịt cá, rau củ quả cho người dân. (Ảnh: Chợ Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp phải dừng hoạt động để phòng dịch).

TP.HCM đang xem xét cho mở lại chợ truyền thông để cung cấp thịt cá, rau củ quả cho người dân. (Ảnh: Chợ Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp phải dừng hoạt động để phòng dịch).

Theo ông Dương Hồng Thắng - Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, tính đến sáng nay, trên địa bàn huyện đã có hơn 1.500 trường hợp mắc COVID-19. Trong giai đoạn từ ngày 5/7 đến ngày 11/7, huyện Hóc Môn đã phát hiện gần 500 ca thông qua hình thức test nhanh, trong đó 40% số ca nhiễm lây trong các khu cách ly, phong tỏa, 60% lây nhiễm trong cộng đồng.

Từ ngày 13/7, huyện thay đổi chiến lược, bắt đầu thí điểm 3 tổ cơ động test nhanh từng nhà tại Thị trấn Hóc Môn và từ ngày 15/7 sẽ triển khai 12 tổ cơ động trên 12 xã, thị trấn đến từng hẻm nhỏ để lấy mẫu, test nhanh. Đồng thời, phối hợp với các tổ tuần tra trên đường, yêu cầu ngẫu nhiên những người ra đường đến điểm xét nghiệm để lấy mẫu. Với cách làm này, chủ tịch huyện Hóc Môn nhận định khá hiệu quả trong việc truy vết F0 với số ca bệnh tăng lên mỗi ngày.

Về tổ chức cung cấp lương thực, thực phẩm, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Dương Hồng Thắng kiến nghị tăng cường 11 điểm bán hàng bình ổn lưu động tại các chợ truyền thống đang bị tạm dừng để tăng nguồn thực phẩm cung cấp cho người dân.

“Về công tác hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, đến ngày 13/7, các cơ quan đơn vị đã duyệt 5.977/9.036 trường hợp lao động tự do với tổng số tiền hỗ trợ hơn 8,9 tỷ đồng, tỉ lệ 66,2%. Dự kiến đến ngày 15/7, huyện sẽ hoàn tất việc chi hỗ trợ này. Trong đợt chi trả này, các xã sẽ kết hợp chi trả tiền và lấy mẫu test nhanh cho đại diện các hộ dân”, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Dương Hồng Thắng thông tin.

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, do việc có nhiều chợ liên tục phải tạm dừng hoạt động dẫn đến tình trạng nguồn hàng hóa thì đủ nhưng kênh phân phối không nhiều, ảnh hưởng rất nhiều đến việc phân phối hàng hóa thiết yếu cho người dân.

"Tạm thời các chợ truyền thống ngưng hoạt động, các quận huyện có thể đánh giá và cho mở lại nhưng không phải để hoạt động mua bán tự do. Chúng ta sẽ chỉ cho từ 5 đến 7 điểm bán, bố trí đủ giữ khoảng cách, chọn một số ít tiểu thương có năng lực chủ yếu bán rau củ. Tổ chức cho họ lấy hàng và yêu cầu họ thông báo lại cho địa phương biết lượng hàng, giá cả trong ngày. Hàng hóa mỗi ngày sẽ đóng gói, khối lượng, giá cả như nhau. Sau đó chính quyền địa phương sẽ thông tin cho người dân, phát phiếu hẹn cho mỗi gia đình cử đại diện đến mua", ông Phương đề xuất.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong giao Sở Công thương tổng hợp các mô hình phân phối để các quận, huyện vận dụng làm theo từng điều kiện đặc thù của mỗi địa phương.

Người đứng đầu chính quyền TP.HCM đề nghị phải tranh thủ từng ngày để siết chặt phòng chống dịch. Tập trung xét nghiệm ở những nơi nguy cơ cao, tách F0 ra khỏi cộng đồng với phương châm rõ, nghiêm, nhanh, chắc và hiệu quả. Khi test nhanh phải kết hợp với phương pháp PCR do thời gian ủ bệnh có thể đến 21 ngày.

Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu huyện Hóc Môn phải phát huy vai trò của các tổ COVID cộng đồng, thường xuyên kiểm tra trong khu phong tỏa, nhắc nhở từng hộ gia đình phải ở yên trong nhà, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.

“Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng hạn chế lương thực cho bà con ở bên trong các khu phong tỏa. Nếu gặp khó khăn về lương thực, địa phương phải kết nối nhanh với Sở Công thương để tìm nguồn hàng. Các địa phương phải nhanh chóng chi tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do COVID-19 để họ kịp thời mua lương thực, thực phẩm. Tuyệt đối không để bà con thiếu đói”, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khảo sát Khu khám sàng lọc bệnh nhân COVID-19 tại xã Xuân Thới Thượng.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khảo sát Khu khám sàng lọc bệnh nhân COVID-19 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM.

Cũng trong sáng 14/7, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã đến khảo sát Khu khám sàng lọc bệnh nhân COVID – 19 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Tại đây, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu lãnh đạo xã nếu thiếu nhân sự, khó khăn về vật tư y tế kiến nghị ngay với lãnh đạo Sở Y tế để giải quyết kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp cốt lõi để TP.HCM chiến thắng COVID-19

    Giải pháp cốt lõi để TP.HCM chiến thắng COVID-19

    05:00, 14/07/2021

  • TP.HCM: Gần 9.000 tỷ đồng xây mới 5 cảng giai đoạn 2021-2025

    TP.HCM: Gần 9.000 tỷ đồng xây mới 5 cảng giai đoạn 2021-2025

    03:45, 12/07/2021

  • Thủ tướng đề nghị TP.HCM quyết liệt thực hiện các gói hỗ trợ

    Thủ tướng đề nghị TP.HCM quyết liệt thực hiện các gói hỗ trợ

    21:57, 11/07/2021

  • TP.HCM: Giá căn hộ sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm

    TP.HCM: Giá căn hộ sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm

    05:00, 11/07/2021

  • TP.HCM lập Sở chỉ huy phòng chống COVID-19

    TP.HCM lập Sở chỉ huy phòng chống COVID-19

    15:39, 10/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM xem xét mở lại chợ truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO