TP Thủ Đức - đô thị tương lai

Diendandoanhnghiep.vn Đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức đến năm 2040 đã xác định, TP trở thành trung tâm kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính quan trọng của TP HCM và quốc gia.

>> Quy hoạch TP Thủ Đức: Phải xây dựng dựa trên 3 trụ cột để trở thành đô thị sáng tạo

Vào cuối năm 2020, TP Thủ Đức chính thức được thành lập đã mở ra những kỳ vọng mới cho một cực tăng trưởng, đô thị thông minh, đô thị công nghệ tại phía Nam.

Khuyến khích các “đại bàng” đến làm tổ

Trên thực tế, khi xây dựng đề án TP phía Đông TP HCM, nay là TP Thủ Đức, các hình mẫu kinh nghiệm thế giới đã được nêu ra. Trong đó, phố Đông Thượng Hải là mô hình đã thành công rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam, sự phát triển cần gắn với các dự án lớn, đầu tư đồng bộ thay vì các dự án nhỏ lẻ, rời rạc, không kết nối với hạ tầng.

Trong đó, giải pháp chính là khuyến khích các "đại bàng" đến làm tổ với các dự án lớn, có quy hoạch tốt về hạ tầng, như đường xá thông thoáng, không ngập nước, không ô nhiễm… có hạ tầng xã hội bệnh viện, trường học, công viên.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, TP được xây dựng dựa trên nền tảng của 3 trụ cột gồm nhà nước, sức sáng tạo và sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp. Theo đó, nguồn ngân sách nhà nước dành cho các dự án hạ tầng đô thị chỉ là “vốn mồi”, nguồn vốn chính là từ đóng góp của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương cho rằng đối với những khu vực trọng điểm có quy mô lớn, TP nên lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược để thực hiện đồng bộ, thay vì chia nhỏ thành các dự án thành phần.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung TP. Thủ Đức thuộc TPHCM đến năm 2040

>> Giải bài toán đất công dôi dư ở TP Thủ Đức

Cần cơ chế đặc thù

Với tổng diện tích 211,56 km2, mục tiêu TP này sẽ đóng góp khoảng 30% GRDP của TP HCM và chiếm khoảng 7% GDP cả nước. Theo các chuyên gia, một mô hình chưa có tiền lệ như TP Thủ Đức cần hơn nữa những sự đột phá trong quy hoạch, cơ chế đặc thù và cần nghiên cứu sâu sắc hơn không gian kinh tế và không gian đầu tư để thu hút doanh nghiệp.

Sau hơn 1 năm nhìn lại, bóng dáng của siêu đô thị phía Đông TP HCM vẫn mờ nhạt, câu chuyện được nhắc nhiều nhất về thành phố này vẫn chỉ là giá bất động sản phi mã. Nhiều ý kiến cho rằng, hình hài của TP này vẫn chỉ đang ở dạng "siêu quận" chưa mang tính đột phá như kỳ vọng về một thành phố trong thành phố.
TS. KTS Ngô Viết Nam Sơn - Chủ tịch NgoViet Architects & Planners cho rằng, thách thức lớn nhất chính là phải có tư duy kinh tế thị trường, từ việc chuẩn bị dự án cho đến quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch, cho đến chương trình phát triển. Theo đó, với một dự án đô thị mới rất lớn với quy mô lớn hàng đầu trong cả nước, đòi hỏi một cơ cấu tổ chức mang tính đột phá, đi kèm chính sách cơ chế đặc thù.

Đồng thời, khi xây dựng một đô thị, ngân sách công không bao giờ đủ. “Ngân sách công chỉ đóng vai trò kích cầu và phát triển sẽ phải chủ yếu dựa vào nguồn vốn xã hội hóa từ đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài. Để tư nhân đồng ý bỏ vốn, thì phải đi từ tư duy kinh tế thị trường, đảm bảo bài toán lợi ích phân bố hợp lý cho mọi chủ thể, bao gồm nhà nước, người dân, chủ đầu tư và doanh nghiệp” – TS KTS Ngô Viết Nam Sơn nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP Thủ Đức - đô thị tương lai tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714058741 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714058741 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10