Chỉ còn hai năm nữa, mục tiêu một triệu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả phải hoàn thành. Theo đó, cứ 100 dân thì cần 1 doanh nghiệp.
Việt Nam sẽ sớm đạt mốc 100 triệu dân thì số lượng doanh nghiệp cần có phải là 1.000.000.
Một trong những “phương pháp” mà Chính phủ đã tính đến chính là khuyến khích các hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp. Thực ra, điều này không có gì là mâu thuẫn. Cái gốc vấn đề nằm ở chỗ “hộ kinh doanh” hình như chỉ Việt Nam mới có. Thật khó để có thể giải thích hay dịch được “hộ kinh doanh” là gì khi áp nó vào những thông lệ của thế giới tiên tiến, phát triển.
Bởi thật ra, xét cho đến cùng, hộ kinh doanh chính là doanh nghiệp nhỏ và chủ hộ kinh doanh chính là doanh nhân. Chỉ có điều, ngay từ khi sửa Bộ Luật Dân sự 2015, nhiều ý kiến xác đáng đề nghị bỏ chủ thể “hộ kinh doanh” trong kinh tế hay “hộ gia đình” trong các giao dịch khác đã không được lắng nghe. Đó có thể là một “quán tính trong tư duy” không dễ gì thay đổi nếu không có những thay đổi căn bản về nhận thức.
Có thể bạn quan tâm
12:30, 15/02/2019
05:00, 15/02/2019
16:45, 14/02/2019
14:15, 23/02/2018
12:00, 18/10/2018
05:15, 23/06/2018
10:15, 14/06/2017
Thể chế đối với kinh doanh vì vậy vẫn làm mệt lòng những ai đang trăn trở cho mục tiêu 1.000.000 doanh nghiệp vào năm 2020. Thay đổi Bộ Luật Dân sự có thể là một việc khó hiện nay vì phải tuân theo các quy định pháp luật khác. Nhưng thay đổi tư duy và thể chế hiện hành về doanh nghiệp là khả thi.
Đơn cử như việc khuyến khích hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp. Hiện nay, định hướng hay phương pháp này mới chỉ dừng lại ở những phát ngôn manh tính chính trị của lãnh đạo cấp cao là chủ yếu. Và hẳn nhiên, việc “khuyến khích” không phải là một mệnh lệnh hay một thay đổi pháp lý có tính chất căn cơ để 5 triệu hộ kinh doanh sẵn sàng chuyển đổi.
Trong 7,08% GDP tăng trưởng năm 2018, chắc chắn đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân nói chung, và 5 triệu “hộ kinh doanh” nói riêng là rất lớn. Tính toán của một vài chuyên gia uy tín cho thấy có thể lên tới 32%. Khu vực này đang rất cần có một khung khổ pháp lý phù hợp, bắt nguồn từ sự thay đổi nền tảng về quan niệm hay việc minh định hóa khái niệm nhằm đạt được mục tiêu minh bạch, công khai, an toàn và hợp pháp để đóng góp tốt hơn cho phát triển.
“Trả lại tên cho “hộ kinh doanh”. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đã đề nghị như thế. Và không có một tên nào xứng đáng, đúng đắn hơn để gọi các hộ kinh doanh ngoài tên: DOANH NGHIỆP. Nếu có một sự thay đổi căn cơ về cả quan niệm và pháp luật, thì 1.000.000 doanh nghiệp đã hiện hữu chứ không phải là một mục tiêu gian nan.