Trải nghiệm xanh: Lộ trình đến tương lai của ngành khách sạn Việt Nam

Tiến sĩ JUNG WOO HAN - Chủ nhiệm bộ môn cấp cao, Khoa Kinh doanh, RMIT Việt Nam 14/11/2023 01:00

Với việc ngày càng nhiều du khách nước ngoài quan tâm đến bền vững, trải nghiệm xanh họ có được tại Việt Nam có thể ảnh hưởng đến tương lai của ngành khách sạn Việt Nam.

>>Loại hình du lịch nào sẽ "lên ngôi" trong năm 2024?

Theo thông tin gần đây, Việt Nam đã vượt mục tiêu đón du khách nước ngoài cho năm 2023 khi chào đón 8,9 triệu khách quốc tế trong 9 tháng đầu năm. Số liệu này cho thấy cuối cùng thì ngành du lịch đang hồi phục hoàn toàn từ suy thoái sau đại dịch. Tuy nhiên, khách du lịch nước ngoài thường lo ngại về chất lượng dịch vụ và trải nghiệm thấp mà họ nhận được suốt chuyến thăm Việt Nam, khiến cho tỉ lệ giữ chân du khách thấp.

Tiến sĩ JUNG WOO HAN - Chủ nhiệm bộ môn cấp cao, Khoa Kinh doanh, RMIT Việt Nam

Tiến sĩ JUNG WOO HAN - Chủ nhiệm bộ môn cấp cao, Khoa Kinh doanh, RMIT Việt Nam

Điều hình thành nên trải nghiệm tích cực trong du lịch rất đa dạng, có thể dao động từ chi phí cho đến văn hóa. Ngày càng nhiều du khách chọn điểm đến tiếp theo là nơi họ có thể tận hưởng trải nghiệm xanh – các sự kiện hay cảm xúc được định hình từ các hoạt động thân thiện với môi trường.

Mối quan tâm ngày càng tăng này có khả năng tác động lớn đến ngành khách sạn Việt Nam trong tương lai vì du khách ngày càng ưu tiên lựa chọn quan tâm đến môi trường trong quá trình lưu trú. Vậy nên, cần chú trọng xây dựng trải nghiệm xanh xuyên suốt toàn ngành khách sạn và các điểm tham quan du lịch của Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo xanh phù hợp.

Nhóm của chúng tôi gồm ba nghiên cứu viên đến từ Đại học RMIT tại Việt Nam, Giáo sư Robert McClelland, Phó giáo sư Seng Kiat Kok và tôi, đã thực hiện nghiên cứu về tác động của đào tạo xanh đối với ý định nhảy việc của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng, trong đó chỉ rõ những lợi ích to lớn của đào tạo xanh và đóng góp vào trải nghiệm du lịch bền vững.

Ngành khách sạn là một mô hình kinh doanh độc đáo, nơi cả khách du lịch (khách) và nhân viên khách sạn (chủ nhà) đều cùng chia sẻ không gian và trải nghiệm chung. Một khi trải nghiệm xanh được hình thành trong khách sạn, điều đó sẽ tác động tích cực đến trải nghiệm của cả khách lẫn chủ nhà, nhờ đó cải thiện năng suất và sự hài lòng của khách hàng.

Xanh hóa lĩnh vực khách sạn ở Việt Nam không chỉ là quyết định chiến lược trong các quyết định kinh doanh và vĩ mô, mà còn là điều bắt buộc liên quan tới việc liệu chúng ta có thể cứu các thế hệ tương lai khỏi lũ lụt thảm khốc và biến đổi khí hậu hay không.

>>“Đánh thức” du lịch bốn mùa tại địa phương

Theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020, gần 50% vùng ĐBSCL có nguy cơ bị ngập, trong khi đó 17,2% diện tích TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ sống trong ngập lụt. Vì ngành khách sạn đóng góp 5% lượng khí thải CO2, ngành công nghiệp này chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Hiện đã có yêu cầu pháp lý để trở nên “xanh” hơn trong kinh doanh và để trở thành ngành khách sạn mang lại những thay đổi tích cực thì vẫn còn quãng đường dài phía trước. Hiện nay, nhiều lãnh đạo khách sạn đã chú ý đến việc định hình trải nghiệm xanh tốt hơn, đi trước đối thủ và xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt hơn với khách hàng và nhân viên.

Tuy nhiên, đào tạo là hoạt động dài hơi và cần được chú trọng đầu tư, điều này cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ lãnh đạo cấp cao với tầm nhìn dài hạn/chiến lược. Vì nhu cầu trong nước về trải nghiệm xanh còn tụt hậu so với khách du lịch quốc tế, các khách sạn và nhà hàng nhắm đến du khách và khách hàng địa phương có thể không dễ thấy được giá trị tiềm năng của đầu tư xanh vào đào tạo.

Tuy nhiên, điều này mang lại cơ hội mới để trở thành lãnh đạo xanh trong ngành khách sạn Việt Nam – con đường dẫn đến tương lai. Ngoài ra, điều quan trọng trong đào tạo xanh không phải là điểm kết thúc mà chính là khởi đầu của sự hình thành màu xanh, theo sau bởi các thành tố xanh khác như truyền thông, trang thiết bị và vận hành xanh.

Là bố của một em bé 20 tháng tuổi, tôi tự hỏi con mình sẽ sống như thế nào ở TP. Hồ Chí Minh của 20 năm sau nếu tình hình mực nước biển tiếp tục dâng cao như hiện nay. Tôi thật sự thấy được hy vọng từ giá trị rõ ràng của đào tạo và trải nghiệm xanh trong ngành khách sạn ở Việt Nam, hy vọng định hình một ngôi nhà bền vững tại nơi đây cho các thế hệ tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội: Thị trường khách sạn và căn hộ dịch vụ tiếp đà tăng trưởng

    03:00, 14/10/2023

  • Sắp có khách sạn “chuẩn Michelin”

    02:15, 07/10/2023

  • Định hình tương lai bền vững của ngành du lịch và khách sạn

    14:11, 05/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trải nghiệm xanh: Lộ trình đến tương lai của ngành khách sạn Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO