30 năm thu hút FDI: "Trăn trở tăng tính tự cường của nền kinh tế"

Song Hà 04/10/2018 04:26

Liên kết dòng vốn FDI với các nguồn vốn khác bằng cách nào để tăng tính tự cường của nền kinh tế?

Đây là một trong những trăn trở được TS, Phan Hữu Thắng – nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài đặt câu hỏi khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp mới đây.

Phát triển nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào một dòng vốn mà cụ thể là dòng FDI được xem là một trong những hạn chế của hoạt động thu hút FDI trong suốt 30 năm qua.

Không phủ nhận vai trò…

Liên kết dòng vốn FDI với các nguồn vốn khác bằng cách nào để tăng tính tự cường của nền kinh tế?

Liên kết dòng vốn FDI với các nguồn vốn khác bằng cách nào để tăng tính tự cường của nền kinh tế? (Hình minh hoạ, nguồn: Interet).

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đâu tư, dòng vốn FDI luỹ kế chảy vào Việt Nam tính đến tháng 9/2018 đạt khoảng 334 tỷ USD. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2018, vốn FDI giải ngân ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 13,25 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhìn lại, nền kinh tế sau khi mở cửa, dòng vốn FDI như một cơn mưa rào đến đúng thời điểm vụ mùa đang khô cạn. Cụ thể, vào năm 1993, không ai nghĩ rằng sẽ có một thành phố hiện đại mọc lên ngay trên vùng đầm lầy cùng với một đại lộ hiện đại, đó là dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng do nhà đầu tư Central Trading & Development Group Đài Loan (Trung Quốc) thực hiện. Đáng nói, dự án này đã trở thành biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm sau này.

Bởi, vào thời điểm đó, việc xây dựng một toà nhà cao 10-11 tầng thôi cũng đã khó khăn tuy nhiên, khi có dòng vốn FDI mọi chuyện đã thay đổi, như chia sẻ của nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoach và Đầu tư Võ Hồng Phúc - người đã gắn bó với hoạt động thu hút FDI của Việt Nam ngay từ những ngày đầu.

Khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của nguồn vốn FDI, TS Phan Hữu Thắng cho biết: “Năm 2017, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ khó đạt được 6,81% nếu như không có sự đóng góp của dòng vốn FDI này”.

Năm 2017 cũng là năm ghi nhận con số kỷ lục của hoạt đông xuất nhập khẩu trong vòng 10 năm qua đạt tổng giá trị hơn 400 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu là gần 204 tỷ USD. Chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại, máy tính, điện tử và linh kiện các loại đạt kỷ lục với 71,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, TS Phan Hữu Thắng cũng trăn trở: “Chúng ta không phủ nhận những đóng góp của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế, tuy nhiên để tăng tính tự cường của nền kinh tế Việt Nam cần có sự liên kết giữa dòng vốn FDI với các dòng vốn khác hiện có”.

….Liên kết như thế nào?

Điểm lại các dòng vốn khác tại Việt Nam có thể kể đến nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, nguồn gián tiếp và nguồn kiều hối. Đồng tình với quan điểm của TS Phan Hữu Thắng, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng: “Cần phải nhìn nhận một cách đồng bộ, kết hợp lẫn nhau giữa các dòng vốn là rất cần thiết”.

Có thể bạn quan tâm

  • 30 năm thu hút FDI: Những người khổng lồ và bước ngoặt chính sách

    30 năm thu hút FDI: Những người khổng lồ và bước ngoặt chính sách

    03:08, 03/10/2018

  • 30 năm thu hút FDI: Làm thế nào để tăng tính tự cường của nền kinh tế?

    30 năm thu hút FDI: Làm thế nào để tăng tính tự cường của nền kinh tế?

    06:04, 02/10/2018

  • 30 năm thu hút FDI:

    30 năm thu hút FDI: "Cẩn trọng cuộc đua cạnh tranh xuống đáy giữa các địa phương"

    07:52, 01/10/2018

  • 30 năm thu hút FDI: 80% được và 20% mất

    30 năm thu hút FDI: 80% được và 20% mất

    05:59, 29/09/2018

Theo đó, mỗi dòng vốn đều có 2 mặt, mặt tích cực và có thể tiêu cực. Các dòng vốn đều tác động đến nền kinh tế vĩ mô, tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh, năng lực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, đặc biệt là năng lực của các doanh nghiệp nội địa và rộng hơn, là đối với quá trình phát triển của cả nền kinh tế.

Bài toán đặt ra là, làm thế nào để có thể khai thác được mặt tích cực và giảm thiểu mặt tiêu cực. Trong một cuộc chơi và bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng, tuy nhiên cách Việt Nam lựa chọn không phải là né tránh mà là đối mặt và tận dụng hiệu quả các dòng vốn này.

Cụ thể, để tận dụng được mặt tích cực cần cân nhắc trên 2 mặt của dòng vốn và đảm bảo yếu tố coi trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, cách ứng xử chính sách tuỳ từng thời điểm mà có sự khác nhau.

Ví dụ, dòng vốn FDI mang tính ổn định, lâu dài hơn đối với nền kinh tế, bởi việc dịch chuyển dòng vốn vào hay ra không đơn giản như dòng vốn gián tiếp. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Võ Trí Thành, nếu dòng vốn FDI không có chính sách định hướng tốt, mà thực tiễn Việt Nam đã ghi nhận tính lan toả ít trong chuyển giao công nghệ, kỹ năng hay mối liên kết giữa DNNVV, doanh nghiệp nội địa.

“Không khéo nữa, không những không tạo ra được sự phát triển về mặt công nghệ mà còn là nơi để “ẩn” công nghệ cũ, tác hại đến môi trường”, ông Võ Trí Thành lưu ý.

Hay dòng vốn gián tiếp là nguồn vốn bổ sung, tạo ra sự phát triển cho thị trường tài chính tuy nhiên nó có thể gây ra nhiều sự rủi ro, bất định cho nền kinh tế vĩ mô. Ngay cả ODA, đây cũng là nguồn vốn bổ sung, tập trung nhiều cho phát triển kết cấu hạ tầng, nếu không khéo mình cũng không học được nhiều về chuyển giao công nghệ, tưởng vốn ODA đó là nguồn vốn giá rẻ tuy nhiên cũng có thể lại là giá cao.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang có những nghiên cứu về chiến lược thu hút FDI thế hệ mới với tinh thần giảm thiểu rủi ro, tận dụng được mặt tích cực tăng cường hiệu quả năng lực cạnh tranh, đi cùng với xu thế mới đó là phát triển bền vững, sáng tạo, năng suất, chất lượng. Và những nguồn vốn này cũng có những tác động khác nhau đối với từng giai đoạn chuyển biến của đất nước. Vì vậy phải nhìn nhận trong một bức tranh phát triển tổng thể của sự phát triển và hội nhập đất nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
30 năm thu hút FDI: "Trăn trở tăng tính tự cường của nền kinh tế"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO