30 năm thu hút FDI: Làm thế nào để tăng tính tự cường của nền kinh tế?

Diendandoanhnghiep.vn "Làm thế nào để tăng tính tự cường của nền kinh tế" là một trong những nội dung được TS Phan Hữu Thắng – nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài chia sẻ với DĐDN, mới đây.

Điểm nổi bật trong chính sách thu hút FDI trong 30 năm qua là tập trung thu hút vốn FDI cho hoạt động đầu tư trong nước, công nghệ cao, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước và quan trọng hơn là chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. 

Trong suốt 30 năm qua, định hướng này luôn xuyên suốt và ở từng giai đoạn cụ thể, Chính phủ đã có những điều chỉnh phù hợp. Hiện nay, Việt Nam bước sang giai đoạn mới, sau 30 năm thu hút FDI phải có cách nhìn mới, cách làm mới, phù hợp với giai đoạn tới.

TS Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH &ĐT.

TS Phan Hữu Thắng - Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH &ĐT.

- Như vậy, Việt Nam đã đạt được kết quả đó là số lượng vốn và giải quyết được việc làm, tuy nhiên hiện nay có đến 80% nhà đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ thấp. Việt Nam sẽ làm gì để thu hút được công nghệ cao trong thời gian tới, thưa ông?

Trong thập kỷ đầu tiên,Việt Nam đã chú trọng thu hút số lượng nguồn vốn và làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó là ưu tiên đầu tiên. Thập kỷ thứ 2, Việt Nam chú trọng đến công nghệ cao, mặc dù có những nỗ lực về mặt chính sách, hành động cụ thể của doanh nghiệp và Chính phủ... Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu là thu hút công nghệ cao như kỳ vọng. Cụ thể, chất lượng lao động, năng suất lao động và cụ thể là giá trị gia tăng mà doanh nghiệp Việt Nam tạo ra được trong chuỗi giá trị toàn cầu chưa cao và chưa khẳng định được vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.

- Dường như chúng ta đang ưu tiên câu chuyện việc làm hơn là câu chuyện về công nghệ trong thời gian vừa qua?

Không phải như vậy. Như tôi đã nói, ở mỗi giai đoạn, Việt Nam đều có sự điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư phù hợp, xuyên suốt và ngày càng hoàn chỉnh hơn, để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới, cũng như vị trí, vai trò của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua.

Thực tế, trong quá trình phát triển của Việt Nam, chúng ta phải thấy rằng, Việt Nam là một nước còn nghèo, đang phát triển và rất cần các nguồn vốn. Vì vậy, cùng một lúc chúng ta phải xử lý rất nhiều các yêu cầu của nền kinh tế vừa giải quyết bài toán việc làm, vừa phải có công nghệ cao, vừa phải đảm bảo an sinh xã hội... cũng như các vấn đề liên quan khác về an ninh quốc phòng, môi trường ..v..vv...

- Điều này khiến Việt Nam ở góc độ nào đấy phải chấp nhận luồng vốn thời kỳ đầu với hàm lượng công nghệ thấp, thưa ông?

Điều này đã phản ánh trong thực tiễn. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua Chính phủ đã xác định các bước đi thích hợp với từng thời kỳ. Tôi cho rằng, 30 năm qua thành công của Việt Nam là 80% và 20% là chưa được. 20% chưa được này là kết quả tất yếu của quá trình phát triển. Bởi, yêu cầu giải quyết việc làm vẫn còn lớn, thể hiện ở việc Việt Nam phải xuất khẩu lao động như báo cáo của Ngân hàng Thế giới về 30 năm thu hút FDI cũng đã có nêu. Trong thời gian tới, ưu tiên thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ thứ 2 tuy nhiên vẫn phải duy trì và sử dụng chiến lược thu hút FDI thế hệ đầu như chúng ta vừa nói.

- Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động thu hút FDI, theo ông, đâu là điểm cốt lõi trong thút hút FDI thông qua 5 ngành chính, 30-35 lĩnh vực chuyên ngành là gì?

Hiện nay, ai cũng nói đến cách mạng công nghiệp 4.0, chí tuệ nhân tạo, các ngành công nghệ cao và người máy có thể thay thế sức lao động... Thực tiễn đã cho thấy, ảnh hưởng của công nghệ cao trong thời gian ngắn vừa qua là quá lớn. Rõ ràng, trong bối cảnh như vậy, Việt Nam không thể áp dụng các cách làm cũ và phải xác định rõ mục tiêu của chiến lược thu hút FDI thế hệ thứ 2.

Cụ thể, trong lĩnh vực công nghệ cao, tại sao trong thời gian vừa qua Việt Nam chưa đạt được như ý muốn, vậy chúng ta đang thiếu cái gì và cần phải bù đắp “khoảng thiếu” này như thế nào? Và công nghệ mới trong cuộc cách mạng 4.0 khi áp dụng vào từng ngành nghề là gì? để thu hút được dòng vốn chất lượng cao chúng ta phải làm gì?

Dưới góc độ của chuyên gia, theo tôi chiến lược thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam cần có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn, như đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển nền kinh tế tự cường cũng như việc sửa đổi chấn chỉnh lại bộ máy.

Bên cạnh đó, giải pháp chính ở đây là nguồn lao động, trình độ quản trị tổ chức bộ máy và điều hành phải phù hợp với điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Có như vậy, chúng ta mới tiếp cận được công nghệ cao và thu hút được nguồn vốn, đảm bảo liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Vậy để nền kinh tế Việt Nam tự cường thì cụ thể Việt Nam cần có giải pháp như thế nào, thưa ông?

Hiện nay, bên cạnh nguồn vốn FDI, Việt Nam còn có nguồn vốn Nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, nguồn kiều hối. Nguồn vốn này cũng hết sức quan trọng, tương đương gần xấp xỉ với tỷ lệ vốn FDI thực hiện của Việt Nam. Chưa kể, các nguồn viện trợ không hoàn lại. Trong khi đó, tính liên kết giữa nguồn vốn FDI và các nguồn vốn khác chưa hề có. Chính vì vậy, Việt Nam vẫn đang phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn FDI.

Chúng ta không phủ nhận những đóng góp của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế. Ví dụ như 2017, kết quả tăng trưởng của Việt Nam sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy nếu không có sự đóng góp về xuất khẩu và đầu tư của khu vực doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục phụ thuộc vào nguồn vốn này thì sẽ như thế nào?

Phải tính đến việc phát triển nguồn vốn tư nhân có hiệu quả hơn, nguồn vốn nhà nước sử dụng tốt hơn, các nguồn vốn ODA cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Đặc biệt phải có cách khuyến khích đầu tư kiều hối vào sản xuất, chứ không phải là tiêu dùng. Để làm được điều này phải tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ, môi trường đầu tư tin tưởng để dòng vốn này phát huy hiệu quả trong hoạt động đầu tư trong thời gian tới.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 30 năm thu hút FDI: Làm thế nào để tăng tính tự cường của nền kinh tế? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711715060 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711715060 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10