Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ III): Đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ sớm chấm dứt?

CẨM ANH 31/01/2022 04:03

Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu là một thách thức đối với kinh tế toàn cầu trong năm 2021 và hiện vẫn đang tiếp diễn.

>>Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ II): Nỗi lo lạm phát toàn cầu

Nhiều chuyên gia dự đoán tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ sớm chấm dứt

Nhiều tín hiệu cho thấy tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ sớm chấm dứt

Nguyên nhân của tình trạng dứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu bắt nguồn từ việc các nền kinh tế phát triển với lợi thế tiêm chủng vaccine phục hồi tốt trong nửa đầu năm 2021 khiến cầu tăng mạnh và đột ngột, trong khi đó các nền kinh tế còn lại vẫn phải vật lộn với biến thể mới Omircon nên không thể tái mở cửa hoạt động của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nơi tập trung các chuỗi cung ứng toàn cầu lại gặp nhiều thách thức, khiến tình trạng đứt gãy chuỗi thêm trầm trọng.

Hiện nay, Trung Quốc sở hữu 7 trong số 10 cảng biển lớn nhất thế giới. Sự tập trung của chuỗi như vậy cộng với sự phong tỏa hết sức hà khắc ở quốc gia này theo chiến lược zero Covid là nguyên nhân quan trọng gây tê liệt hay đứt gãy đối với nhiều chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Việc phong tỏa một phần lớn cảng biển lớn thứ ba thế giới là cảng Ningbo-Zhoushan chỉ vì một trường hợp dương tính với covid hồi giữa tháng 8/2021 đã gây tổn hại lớn cho nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đặc biệt, việc theo đuổi chính sách zero Covid của Trung Quốc vẫn sẽ gây nhiều đứt gãy cho các chuỗi cung ứng toàn cầu vì mật độ tập trung của các chuỗi cung ứng ở nước này và sự lệ thuộc của các chuỗi cung ứng vào hệ thống cảng biển, logistics của Trung Quốc. 

>>Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ I): Tăng trưởng không đồng đều năm 2021

Đông Nam Á

Đông Nam Á đang nổi lên như một trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu trong những năm gần đây

Cùng với Trung Quốc, Đông Nam Á nổi lên như một trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu trong vài thập kỷ qua với những nước như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia là những cụm tập trung công nghiệp chế biến. Khu vực này là vùng trung tâm chế tạo các sản phẩm như ô tô, máy tính, đồ điện tử, may mặc, và nhiều sản phẩm khác. Vì vậy, sự phong tỏa do dịch bệnh cũng góp phần làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Thêm vào đó, Thái Lan và Việt Nam lại rơi vào tình trạng thiếu lao động sau dịch trong khi các ngành sản xuất lại chủ yếu dựa vào sử dụng nhiều lao động. Điều này khiến triển vọng phục hồi các chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn.

TS Bùi Ngọc Sơn, Chuyên gia kinh tế độc lập, cũng cho rằng sự tập trung các chuỗi cung ứng toàn cầu ở Trung Quốc và Đông Nam Á là nguyên nhân quan trọng của tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian qua. Sự kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc và Đông Nam Á do đó có ý nghĩa lớn đối với sự phục hồi các chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nước Đông Nam Á đã chuyển sang chiến lược sống chung với dịch, nhưng Trung Quốc thì không. Đây là một khó khăn cho sự phục hồi đầy đủ các chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Những rủi ro địa chính trị từ xung đột địa chính trị và kinh tế Mỹ - Trung Quốc thậm chí sẽ tiếp tục gia tăng, kể cả khi đại dịch chấm dứt, nghĩa là tình trạng đứt gãy ở một số chuỗi cung ứng vẫn có khả năng xảy ra dù đại dịch đã chấm dứt”, TS. Bùi Ngọc Sơn nhận định và dự báo, tình hình này sẽ giảm dần và sẽ kết thúc vào giữa năm 2022 khi các công ty tìm cách ổn định được chuỗi cung ứng của mình và các nền kinh tế sẽ dần tái mở trở lại nhờ tiêm chủng vaccine. Tuy nhiên, các biến chủng COVID-19 mới có thể làm hỏng tiến trình này.

Có thể bạn quan tâm

  • Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ I): Tăng trưởng không đồng đều năm 2021

    Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ I): Tăng trưởng không đồng đều năm 2021

    04:30, 29/01/2022

  • Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ II): Nỗi lo lạm phát toàn cầu

    Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ II): Nỗi lo lạm phát toàn cầu

    04:19, 30/01/2022

  • Triển vọng lạc quan bất động sản khu công nghiệp 2022

    Triển vọng lạc quan bất động sản khu công nghiệp 2022

    11:00, 27/01/2022

  • Triển vọng ngành xây dựng năm 2022: Lạc quan trong thận trọng

    Triển vọng ngành xây dựng năm 2022: Lạc quan trong thận trọng

    11:20, 26/01/2022

  • Lạc quan triển vọngp/kinh tế toàn cầu

    Lạc quan triển vọng kinh tế toàn cầu

    09:35, 24/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ III): Đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ sớm chấm dứt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO