Triển vọng kinh tế Việt Nam 2021: Vừa mừng, vừa lo

LINH NGA 09/06/2021 02:30

Dù sự trở lại của làn sóng Covid đang ảnh hưởng đến công nghiệp sản xuất và xuất khẩu, kinh tế Việt Nam dự báo vẫn sẽ tăng trưởng nhanh một khi các hạn chế được dỡ bỏ.

fd

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở Việt Nam do các biến chủng mới Covid-19 gây ra, với những diễn biến phức tạp.

Triển vọng cho những động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang bị thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID bùng phát lần thứ tư. Tuy nhiên, nhiều định chế tài chính quốc tế đã đưa ra những nhận định tích cực đối với kinh tế Việt Nam.

Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics đã có những dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam trong Báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á mới nhất. Theo báo cáo, dù Covid-19 đang trở lại nhưng triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn lạc quan và nền kinh tế dự báo sẽ trở lại mức như trước Covid-19 trong nửa cuối năm 2021, trong đó GDP dự báo sẽ tăng 7,6% trong năm 2021, cao nhất trong toàn khu vực.

Báo cáo cũng đánh giá, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế thế giới tăng trưởng trong năm 2020 nhờ thành công trong việc chống dịch. Thành công sớm này giúp nền kinh tế hưởng lợi từ sự gia tăng hoạt động kinh doanh toàn cầu và nhận đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo và xuất khẩu.

"Singapore và Việt Nam kỳ vọng tiếp tục dẫn đầu phục hồi kinh tế trong khu vực. Dù sự trở lại của làn sóng Covid-19 ở Việt Nam đang ảnh hưởng đến công nghiệp sản xuất và xuất khẩu, kinh tế Việt Nam dự báo vẫn sẽ tăng trưởng nhanh một khi các hạn chế được dỡ bỏ" - báo cáo nêu. 

Hay mới đây, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P) đã thông báo về việc giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam và nâng triển vọng từ ổn định lên tích cực. Việc nâng hạng được đưa ra vài tuần sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tăng trưởng 6,5% cho Việt Nam trong năm 2021. Trang Enonomy Next dẫn lời ông Jonathan Ostry - Phó Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của IMF - tuyên bố “không cần hỗ trợ chính sách kinh tế vĩ mô trên quy mô lớn ở Việt Nam”.

S&P cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trong vòng hai năm tới nhờ xuất khẩu và nhu cầu nội địa mạnh mẽ, sau khi tăng trưởng GDP thực tế giảm tốc vào năm ngoái do đại dịch. S&P kỳ vọng tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ phục hồi lên 8,5% vào năm 2021 trước khi tiến gần hơn đến tốc độ tăng trưởng theo xu hướng dài hạn của Việt Nam từ năm 2022 trở đi. Sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là điểm đến hàng đầu cho FDI ở Đông Nam Á, cùng với lực lượng lao động trẻ sẽ giúp giữ nguyên quỹ đạo phát triển lâu dài của đất nước - theo đánh giá của S&P.

dfd

S&P cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trong vòng hai năm tới nhờ xuất khẩu và nhu cầu nội địa mạnh mẽ.

Nhận xét về kinh tế Việt Nam năm 2021, HSBC nhấn mạnh: Kinh tế Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng chống chịu vững vàng trong đại dịch COVID-19. Dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng Việt Nam đang làm rất tốt công tác phòng, chống dịch, giúp kinh tế Việt Nam khởi đầu năm 2021 trên một nền tảng vững vàng: sản xuất và kinh doanh đều ở mức tăng trưởng dương.

Sự đồng thuận quốc tế cao trong đánh giá cả về tín nhiệm quốc gia và về triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với điều hành chính sách linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ.

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Ðông Á và Thái Bình Dương công bố nhấn mạnh, mặc dù dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,6% GDP năm 2021, song kết quả phục hồi giữa các ngành còn chưa đồng đều và quá trình phục hồi có thể gặp phải những cú sốc mới hoặc khó khăn kéo dài ở một số lĩnh vực, địa phương.

Theo TS Nguyễn Minh Phong thì nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở Việt Nam do các biến chủng mới Covid-19 gây ra, với những diễn biến phức tạp, gián đoạn chuỗi sản xuất tại một số khu công nghiệp ở địa phương... Tất cả đã, đang và sẽ tiếp tục gây nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng trong nước và toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành cả sản xuất và dịch vụ.

“Mục tiêu kép” là yêu cầu và áp lực cao trong lúc này, đòi hỏi năng lực, trách nhiệm và bản lĩnh sáng tạo của lãnh đạo, sự nghiêm khắc của luật pháp càng cao để hoàn thành nhiệm vụ.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 4) Dệt may, da giày nhiều tín hiệu khởi sắc

    Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 4) Dệt may, da giày nhiều tín hiệu khởi sắc

    11:00, 08/06/2021

  • Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 3) Lo âu với nhập siêu

    Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 3) Lo âu với nhập siêu

    04:00, 03/06/2021

  • Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 2) Điểm sáng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

    Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 2) Điểm sáng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

    11:00, 02/06/2021

  • Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 1) Lạm phát và làn sóng COVID-19 mới

    Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 1) Lạm phát và làn sóng COVID-19 mới

    04:00, 31/05/2021

  • Chuyên gia ADB nêu những lưu ý cho nền kinh tế Việt Nam

    Chuyên gia ADB nêu những lưu ý cho nền kinh tế Việt Nam

    03:00, 04/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Triển vọng kinh tế Việt Nam 2021: Vừa mừng, vừa lo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO