Triển vọng ngành logistics năm 2021

Diendandoanhnghiep.vn Tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại kết hợp với ứng dụng chuyển đổi số trong quản trị sẽ là yếu tố cốt lõi giúp ngành logistic phát triển trong năm mới.

Logistics được coi là xương sống của nền kinh tế số, đóng góp vai trò chính trong khâu vận chuyển kết nối giao thương giữa các vùng miền, cũng như thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để đưa ngành logistics phát triển bùng nổ từ năm 2021 thì các doanh nghiệp vận tải dịch vụ này phải biết nắm bắt được cơ hội của các Hiệp định thương mại và tiệm cận ứng dụng nhanh chóng công cuộc chuyển đổi số vào trong kinh doanh nền tảng logistics.

Ứng dụng công nghệ, số hoá quản trị là nền tảng phát triển ngành logistics

Ứng dụng công nghệ, số hoá quản trị là nền tảng phát triển ngành logistics

Theo Hiệp hội doanh nghiệp và dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Đặc biệt, thời gian gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử và phương thức hậu cần trực tuyến (e-Logistics) đã giúp ngành logistics phát triển.

Số liệu từ VLA cho thấy, hiện tại các doanh nghiệp logistics trong nước đang cung cấp từ 2 đến 17 dịch vụ khác nhau, các dịch vụ giao nhận, vận tải, kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan là chủ yếu. Trong đó số lượng doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ chiếm từ 50%-60% tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp.

Lợi ích từ Hiệp định thương mại giúp doanh nghiệp logistics tăng trưởng mạnh từ năm 2021

Lợi ích từ Hiệp định thương mại giúp doanh nghiệp logistics tăng trưởng mạnh từ năm 2021

Tuy nhiên, trước thực trạng cạnh tranh gay gắt của thị trường vận tải và sự bùng nổ của nền kinh tế số, cùng với thương mại điện tử ngày càng nhanh mạnh, đặc biệt trước áp lực của dịch Covid-19, các doanh nghiệp logistics đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế, cũng như tối ưu hóa trong các dây chuyền sản xuất, cung ứng sản phẩm. Đây là yêu cầu cấp bách buộc ngành logistics phải tiệm cận nhanh và ứng dụng công nghệ để chuyển đổi.

Trước những thuận lợi và khó trên, đánh giá về tình hình phát triển ngành logistics trong năm 2021, ông Lê Duy Hiệp - TGĐ Công ty Cổ phần Transimex cho biết, tuy tình hình Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì tốc độ phát triển của nền kinh tế. Trong đó xuất nhập khẩu trong nước đạt mức tăng trưởng cao do Chính phủ quyết tâm thực hiện các mục tiêu kép như đã cố gắng trong năm 2020.

Vận tải hàng hóa hàng không sẽ tiếp tục tăng trưởng do ngoài việc tham gia vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường, vận chuyển đường hàng không còn tham gia thêm vào công cuộc vận chuyển vaccine.

Bên cạnh đó, các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới bao gồm các Hiệp định song phương đã ký với ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản và các Hiệp định FTA vừa mới ký như EVFTA, TP-CPP và RCEP chắc chắn sẽ phát huy tác dụng.

"Qua đó hàng hóa Việt Nam sẽ xuất khẩu nhiều hơn, đa dạng hơn đến các nước này do điều kiện xuất khẩu không còn khắt khe, cũng như điều kiện về thuế có nhiều ưu đãi. Do vậy đây là tín hiệu khả quan giúp ngành logistics sẽ tiếp tục tăng trưởng, dự kiến mức tăng tối thiểu cũng sẽ giữ như các năm vừa qua (năm chưa bị ảnh hưởng từ Covid-19), khoảng từ 10% trở lên..." - đại diện Transimex nhận định.

Tuy nhiên, theo đại diện doanh nghiệp, bức tranh logistics năm 2021 sẽ còn tồn tại một số khó khăn trước mắt. Vận tải đường biển vẫn còn chịu ảnh hưởng của việc thiếu hụt container rỗng phục vụ xuất khẩu (lý do vẫn do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội trên toàn cầu) kết hợp với yếu tố bất lợi, tăng giá cước vận tải do quy định áp đặt, làm khó từ các hãng tàu nước ngoài...

Và ở chiều ngược lại, hàng hóa từ Châu Âu và các nước có ký kết FTA với Việt Nam sẽ xuất khẩu vào nhiều hơn vì ngành logistics là một trong những ngành có liên quan mật thiết do đảm bảo chuỗi cung ứng được vận hành thông suốt.

"Do đó để tận dụng được lợi ích từ các Hiệp định thương mại, doanh nghiệp logistics trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh, trình độ quản trị, nghiệp vụ và áp dụng chuyển đổi số... Làm tốt điều này, chúng tôi dự tính ngành sẽ có sự bùng nổ hơn trong 6 tháng cuối năm 2021 do kết quả thu được từ phản ứng của cộng đồng doanh nghiệp cũng như vòng luân chuyển container được cải thiện hơn" - ông Hiệp chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Triển vọng ngành logistics năm 2021 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714087840 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714087840 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10