Bất động sản công nghiệp được coi là điểm sáng thu hút đầu tư nhờ mang lợi thế về chi phí thuê ổn định cùng nhiều chính sách hợp lý.
>>Thị trường văn phòng toàn cầu gặp nhiều khó khăn
Dựa trên thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), trong 5 tháng đầu năm nay, tổng số vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt khoảng hơn 5,26 tỉ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, có khoảng 82 quốc gia và các vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Singapore đứng đầu với tổng vốn đầu tư hơn 2,53 tỉ USD, chiếm hơn 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan… đều tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư.
Lợi thế thu hút đầu tư FDI
Tốc độ số lượng dự án vốn đầu tư FDI đăng ký cấp mới tăng cao hơn tốc độ tăng của tổng số vốn đầu tư, điều này thể hiện việc các nhà đầu tư nước ngoài có quy mô vừa và nhỏ ngày càng đầu tư nhiều vào thị trường Việt Nam. Mặt khác, nhiều “ông lớn” đang xem xét việc đầu tư vào Việt Nam trong tình hình tác động bởi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sắp được áp dụng vào năm sau.
Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế về vị trí đắc địa, phù hợp trở thành trung tâm hậu cần hỗ trợ các doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, năng suất lao động cũng tương đối cạnh tranh so với các nước trong khu vực, cùng với nền chính trị ổn định và nhu cầu tiêu dùng trong nước tốt.
Ông Morgan Ulaganathan – Giám đốc bộ phận Dịch vụ Tài sản & Tư vấn Du lịch – Khách sạn, Colliers Việt Nam, Thành viên Ban Chấp hàng, Phòng Thương mại Singapore Việt Nam cho biết, hiện chi phí thuê đất tại Việt Nam đang cạnh tranh so với các thị trường mới nổi khác. Theo thuế đất năm 2023, các doanh nghiệp sản xuất sẽ được hỗ trợ với mức giảm 30%. So với Indonesia và Thái Lan, giá thuê đất tại các KCN Việt Nam cũng thấp hơn 20%, đây cũng là một điểm cộng lớn đối với bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và phân mảnh địa kinh tế sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI đổ vào các thị trường mới nổi, bao gồm cả Việt Nam.
Theo đó, Chính phủ cũng sẽ tập trung triển khai phát triển hạ tầng giao thông, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về logistics, hỗ trợ trực tiếp cho ngành bất động sản KCN. Mức giá logistics tại Việt Nam chiếm 16,8% giá trị hàng hóa trong khi mức giá này chỉ có khoảng 10,6% trên toàn quốc. Đáng chú ý, các dự án như đường vành đai 3 tại TP.HCM, vành đai 4 tại Hà Nội đang được đẩy mạnh giúp BĐS khu công nghiệp Việt Nam tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy phát triển dài hạn.
Tại thời điểm hiện nay, các nhà đầu tư có xu hướng “săn đón” mặt bằng nhà xưởng xây sẵn tại các khu công nghiệp có vị trí thuận lợi, hạ tầng giao thông phát triển, hợp đồng thuê trong thời hạn ngắn hoặc trung hạn, có tiềm năng phát triển rộng rãi trong tương lai. Theo ghi nhận của Khu công nghiệp Long Hậu tỉnh Long An cho thấy, từ đầu năm đến nay nhu cầu thuê đã tăng 10% - 15% so với năm ngoái, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến chế tạo, logistics.. đến từ châu Âu, châu Mỹ.
UBND tỉnh Long An cho biết, trong năm nay tỉnh sẽ tập trung triển khai môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao, phát huy tối đa trên nhiều phương diện như chính sách ưu đãi, nguồn nhân lực để thu hút nhà đầu tư, cải cách thủ tục hành chính… Đặc biệt, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng giao thông kết nối để giảm thiểu chi phí hậu cần và logistics.
Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào BĐS công nghiệp
>>TP HCM: 81.000 căn hộ "mòn mỏi" chờ sổ hồng
Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận mà các nước G7 đã đạt vào tháng 6/2021 nhằm chống lại các tập đoàn đa quốc gia “né” thuế thông qua hình thức chuyển lợi nhuận sang các đường thuế khác, hoặc hoạt động kinh doanh kỹ thuật số xuyên quốc gia mà không có sự hiện diện thực tế. Mức tối thiểu để được áp dụng thuế là 15% đối với các doanh nghiệp đa quốc gia với mức doanh thu từ 750 triệu euro trở lên ( tương đương 800 triệu USD) trong hai năm của 4 năm liền gần nhất. Theo dự đoán, chính sách thuế sẽ được áp dụng từ năm sau.
Theo bà Trang Bùi - Giám đốc quốc gia Cushman & Wakefield Vietnam, bất động sản công nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ chính việc áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. Bởi thời gian trước đó, ngành này thu hút được vốn đầu tư hầu hết là do có nhiều chính sách ưu đãi thuế cũng như chi phí lao động rẻ. Do vậy, việc áp dụng chính sách thuế này sẽ có nguy cơ làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư cũng như những ưu đãi về thuế không còn là thế mạnh tại Việt Nam.
Trong 5 tháng đầu năm nay vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đã giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái với mức 10,86 tỷ USD. Một trong những nguyên nhân gây ra sự sụt giảm trên đó là liên quan đến vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu.
Trong báo cáo trình Quốc hội vừa mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh việc triển khai quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu đã khiến các tập đoàn lớn phải trì hoãn kế hoạch đầu tư mới, đầu tư mở rộng đối với những dự án có quy mô lớn nhằm lựa chọn địa điểm tối ưu và có tính cạnh tranh nhất, đồng thời quan sát phản ứng của các nước tiếp nhận đầu tư về chính sách này.
Theo ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các doanh nghiệp hiện đang rất quan tâm đến định hướng đưa ra các chính sách của cả nước nhằm thực hiện cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu năm 2024, từ đó điều chỉnh lại chiến lược đầu tư. Ngoài ra, cũng sẽ đề xuất Chính phủ sớm ban hành những chính sách phù hợp nhằm thích ứng hiệu quả trước tác động của thuế tối thiểu toàn cầu, đảm bảo niềm tin của các nhà đầu tư cũng như duy trì mức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Ông Dũng nói thêm, Việt Nam sẽ chủ động nội luật hóa về chính sách áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để tránh mất quyền đánh thuế đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đang đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó là đưa ra những ưu đãi hỗ trợ đầu tư hiện hành được áp dụng dựa trên lợi nhuận, hỗ trợ đầu tư theo chi phí. Đây cũng là giải pháp được nhiều quốc gia áp dụng như Hàn Quốc, Ấn Độ... Giải pháp này không chỉ được các nhà đầu tư đánh giá cao mà còn không vi phạm các quy định của WTO, OECD, FTA.
Có thể bạn quan tâm