“Trục lợi” từ khẩu trang, vật tư y tế: Nên xử điểm làm gương!

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã có những quy định, chỉ đạo cụ thể về xử lý hành vi “trục lợi” trong mùa dịch COVID-19, thế nhưng, một bộ phận doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vẫn đang có dấu hiệu… “nhờn” luật.

Theo thống kê, từ thời điểm dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam cho đến tháng 5/2020, lực lượng chức năng trên cả nước đã phát hiện, xử lý 8.707 cơ sở sản xuất, kinh doanh khẩu trang, vật tư y tế vi phạm. Đặc biệt, khi dịch tái bùng phát thời gian vừa qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh và “trục lợi” từ khẩu trang, vật tư y tế lại tiếp tục tràn lan vi phạm.

Chỉ tính riêng trong hai tháng 7 và 8, hàng loạt các vụ việc liên quan đến nhập lậu, sản xuất, kinh doanh khẩu trang, thiết bị y tế vi phạm liên tục bị phát hiện với số lượng “khủng”, không ít doanh nghiệp còn ngang nhiên sản xuất, nhập lậu khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc… Hay đáng báo động hơn, đó là tình trạng tái chế vật tư y tế (găng tay) đã qua sử dụng nhằm cung ứng ra thị trường hòng “trục lợi”.

Hiện trường phát hiện số lượng lớn găng tay y tế đã qua sử dụng chuẩn bị tái chế và đã tái chế tại kho chứa hàng của công ty TNHH MCKINLEY RESOURCES - Ảnh: ND

Hiện trường phát hiện số lượng lớn găng tay y tế đã qua sử dụng chuẩn bị tái chế và đã tái chế tại kho chứa hàng của công ty TNHH MCKINLEY RESOURCES tại Bình Dương - Ảnh: ND

Thực tế, trong khoảng thời gian ngắn từ 31/7 đến 14/8/2020, lực lượng chức năng tại các địa phương trên cả nước đã phát hiện hàng trăm vụ việc liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh khẩu trang, vật tư y tế vi phạm. Trong đó phải kể việc chiều 31/7/2020, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã phát hiện, tạm giữ hơn 18.950 hộp (947.500 cái) khẩu trang y tế, gồm 12.450 hộp khẩu trang y tế 4 lớp TATSU và 6.500 hộp khẩu trang y tế 4 lớp DALA MASK vì không xuất trình được hóa đơn chứng từ.

Hay, trong ngày 14/8, thông tin từ Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết, Công an quận 4, đang tạm giữ lô hàng khẩu trang y tế chưa rõ nguồn gốc với gần 900.000 chiếc, của Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thành Đạt - Lý Thành Quân (sinh năm 1982, thường trú tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Cũng liên quan đến khẩu trang, trong khoảng thời gian này, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện và thu giữ tại Công ty TNHH sản xuất và Thương mại thiết bị Nam Anh, có có trụ sở tại số 8-8A, đường Lê Lăng, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh hàng trăm nghìn khẩu trang 3M giả.

Quan ngại hơn, ngoài những vụ việc về khẩu trang như đã nêu, thì trong ngày 5/8, Phòng Cảnh sát Kinh tế – Công an TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, vừa triệt phá đường dây sản xuất, mua bán găng tay y tế giả với số lượng 2.037 thùng, tương đương 2,3 triệu chiếc, trị giá trên 3 tỉ đồng do Thạch Thị Hoa - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thiết bị TTH, tại phường 3, quận Tân Bình, cầm đầu.

Hàng loạt những vụ việc liên quan đến khẩu trang, vật tư y tế bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ trong thời gian qua

Kho hàng khẩu trang y tế bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ trong thời gian qua hầu hết đều không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ hoặc là hàng giả - Ảnh: HQ

Hay, ngày 14/8, Cục QLTT tỉnh Bình Dương phối hợp lực lượng Công an tỉnh đã phát hiện kho chứa hàng của công ty TNHH MCKINLEY RESOURCES, tại phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một, có hàng triệu sản phẩm găng tay y tế đã qua sử dụng chuẩn bị xuất bán, không rõ nguồn gốc.

Động cơ nào khiến doanh nghiệp liều lĩnh đến vậy, ngoài lợi nhuận? Hay có chăng, chưa có một mức án cụ thể làm gương, chưa có một mức xử phạt đủ tính răn đe nên doanh nghiệp “nhờn” luật?

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp - Giám đốc Cty luật HPVN cho biết: Thực trạng vi phạm về sản xuất, kinh doanh khẩu trang, vật tư y tế giả, không rõ nguồn gốc trong thời gian vừa qua rất nhiều, tuy nhiên, chỉ có duy nhất vụ việc của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ y tế Đức Anh vừa được Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đưa ra truy tố về “tội sản xuất, buôn bán hàng giả” theo Điều 192, Bộ Luật hình sự năm 2015, nên chưa đủ tính răn đe.

“Muốn thực trạng trên lắng xuống, nên đưa một số vụ việc ra xử điểm làm gương” – Luật sư Hiệp chia sẻ!

Cũng liên quan đến thực trạng trên, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về COVID-19 sáng 07/8/2020, bên cạnh việc báo cáo về việc bảo đảm nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất khẩu trang y tế phục vụ công tác chống dịch, và công tác quản lý của lực lượng QLTT trong thời gian qua, đại diện Bộ Công Thương cũng đề nghị cần xử lý nghiêm, khởi tố một số vụ để làm gương.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo cần xử lý nghiêm nhóm đối tượng hàng gian, hàng giả, nhất là thiết bị, vật tư, khẩu trang y tế…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Trục lợi” từ khẩu trang, vật tư y tế: Nên xử điểm làm gương! tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714055321 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714055321 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10