Trong đợt dịch COVID-19, tại Trung Quốc, những hệ thống giám sát cá nhân đã được sử dụng để đảm bảo giảm tối đa số trường hợp bỏ lọt người nhiễm virus.
Trong tuần trước, người dân Trung Quốc đã dần trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết kéo dài ngoài dự kiến do sự bùng phát của dịch COVID-19.
Khi người dân chuẩn bị rời khỏi nhà để trở lại nơi làm việc, họ có thể hoặc đôi khi là bắt buộc phải cung cấp dữ liệu cá nhân, chẳng hạn như lịch sử đi lại cũng như tình trạng sức khỏe thông qua các ứng dụng trên điện thoại của các "ông lớn" như Alibaba và Tencent.
Dựa trên thông tin phản hồi từ người dùng, các thuật toán sẽ hiển thị mã sức khỏe có màu xanh lá cây, vàng hoặc đỏ, biểu thị khả năng người dùng có bị nhiễm virus hay không và từ đó họ có thể tham gia các hoạt động cộng đồng hay không. Những người nhận được mã đỏ phải tự cách ly hoặc được cách ly tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày.
Từ lâu Trung Quốc đã xây dựng những hệ thống giám sát tối tân, công nghệ nhận diện khuôn mặt, theo dõi thông tin trên mạng xã hội để nhận diện các cá nhân nhanh nhất. Trong đợt dịch bệnh này, những hệ thống giám sát đã được sử dụng để đảm bảo giảm tối đa số trường hợp bỏ lọt người nhiễm virus.
Có thể bạn quan tâm
03:00, 03/03/2020
06:00, 12/02/2020
04:00, 17/02/2020
23:46, 03/03/2020
11:00, 03/03/2020
11:00, 02/03/2020
06:40, 02/03/2020
03:00, 02/03/2020
Tất cả các thông tin được cung cấp qua các hệ thống giám sát người dân, bao gồm cả nơi ở gần đây của họ, khách sạn họ đã lưu trú hoặc lịch sử đi lại đều được kiểm tra chéo với hệ thống dữ liệu khổng lồ của chính phủ, từ dữ liệu vị trí điện thoại thông minh đến mua vé tàu hay mua vé máy bay đều được liên kết với nhau.
Ngay khi có được dữ liệu này, cơ quan chức năng sẽ tạo ra một bảng danh sách những chuyến tàu, máy bay có người nhiễm virus di chuyển và yêu cầu hành khách từng di chuyển trên các chuyến này phải tự cách ly, không được sử dụng phương tiện công cộng và đăng ký tới khu vực lưu trú để được theo dõi.
Điều này cho phép các cơ quan chức năng truy cập dễ dàng hơn vào dữ liệu của những công ty. Thay vì phải gặp trực tiếp người nhiễm virus và hỏi về hành trình của người này, họ có thể lấy dữ liệu chuyến bay, tàu mà người này đã đi một cách nhanh chóng.
Ở một khía cạnh nào đó, các nỗ lực nhằm kiểm soát COVID-19 được hỗ trợ bởi công nghệ đã chứng minh đây là hoạt động cần thiết, hiệu quả và thông minh. So với các hoạt động kiểm soát y tế trực tiếp khác, sự đơn giản của việc có được một mã sức khỏe màu đã làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm dịch bệnh chéo trong cộng đồng.
Tính đến ngày 19 tháng 2, hơn 10 triệu người dân ở thành phố Hàng Châu đã được chỉ định mã sức khỏe của họ và công nghệ này đã nhanh chóng được áp dụng tại gần 200 thành phố trên khắp Trung Quốc.
Baidu, công ty tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc cung cấp một bản đồ cho thấy hướng đi, điểm đến của tất cả những thiết bị giao thông từ Vũ Hán trong những ngày trước khi thành phố này bị phong tỏa. Sogou, một công ty tìm kiếm khác cũng ra mắt công cụ để người dùng tự kiểm tra mình có từng đi các chuyến tàu, máy bay có người nhiễm bệnh không.
Các ứng dụng bản đồ để cập nhật vùng có dịch cũng rất phổ biến. Trên ứng dụng Weibo mục 2019-nCov nằm ngay ở phần dễ thấy nhất, để người dùng có thể truy cập, cập nhật các con số về dịch và thông tin khuyến cáo.
Ba nhà mạng lớn nhất Trung Quốc đều cung cấp dữ liệu theo dõi tín hiệu của người đi tàu, xe. China Unicom thậm chí còn lập một đội phân tích dữ liệu lớn với 100 người để theo dõi hướng di chuyển của công dân. Do số điện thoại ở Trung Quốc có liên kết trực tiếp tới chứng minh thư, người Trung Quốc cũng có thể định danh bằng số điện thoại.
Mặc dù rất khó để trả lời câu hỏi làm thế nào để cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng với quyền riêng tư và quyền riêng tư trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, nhiều ý kiến lo ngại rằng dịch COVID-19 đã chỉ ra những khía cạnh đáng lo ngại của mạng lưới giám sát tại Trung Quốc.
Điều này tại Trung Quốc, trong một vài thập kỷ qua, đã trở nên quá sâu, quá rộng và liên kết với nhau chặt chẽ đến mức gần như không một ai có thể lách khỏi mạng lưới đó.
Nói về vấn đề này, ông Đặng Hui - một chính trị gia tại thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang đã đưa ra một cái nhìn: "Thông qua phân tích dữ liệu, chúng tôi đã nắm vững quỹ đạo nơi ở cũng như lịch trình di chuyển của mọi người. Nếu bạn không báo cáo trung thực, hệ thống sẽ phát hiện ra".
Khi hàng loạt công nghệ theo dõi được đưa ra giữa dịch bệnh, một số lo ngại về quyền riêng tư cũng xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định trong tình huống khẩn cấp như dịch bệnh Vũ Hán, mối lo ngại về quyền riêng tư nên gạt sang một bên.