Trung Quốc đã kêu gọi giải quyết các quy tắc thuế dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu, trước nỗi lo sợ về một “cuộc chiến thuế quan mới” nếu G20 thúc đẩy các đồng thuận vào tháng 7 tới đây.
Mới đây, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), ông Chu Tiểu Xuyên đã đưa ra cảnh báo, cần tránh xảy ra tình trạng “cuộc chiến thuế quan mới” và cần tích cực hơn trong cách áp dụng thuế đối với nền kinh tế kỹ thuật số, đồng thời cần các quy tắc thuế thống nhất cho các công ty này.
Theo đó, Trung Quốc vẫn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề đánh thuế hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số, vốn đã trở thành một mặt hàng quan trọng trong chương trình Nghị sự quốc tế.
"Điểm xuất phát rõ ràng của mối quan tâm về vấn đề này là các quốc gia khác nhaunên tránh rơi vào cuộc chiến với nhau về thuế kỹ thuật số, đặc biệt là về ví tiền thu được từ thuế kỹ thuật số thuộc về ai.
Một cuộc chiến tranh thuế quan mới sẽ không tốt cho toàn cầu hóa do Trung Quốc chủ trương, chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Nếu nó xảy ra, có khả năng hầu hết các nước sẽ phản ứng bằng cách thể hiện chủ nghĩa bảo hộ. Đó là lý do tại sao cần nghiên cứu vềvấn đề đánh thuế kỹ thuật số”, ông Chu Tiểu Xuyên nói.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, bà Janet Yellen đã thông báo vào tháng 2 về việc rút lại đề xuất “bến cảng an toàn” cho các công ty kỹ thuật số được đưa ra ánh sáng vào tháng 12/2019. Đây là một động thái mở đường cho việc đánh thuế kỹ thuật số đối với Facebook, Google và Amazon, những công ty từ lâu đã bị cáo buộc khai thác lỗ hổng để giảm thiểu hóa đơn thuế của họ.
Điều này là một phần của kế hoạch đánh thuế toàn cầu hai trụ cột do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thúc đẩy, liên quan đến việc đánh thuế những người khổng lồ kỹ thuật số, nơi họ kiếm được lợi nhuận ngay cả khi họ không có sự hiện diện thực tế trong phạm vi quyền hạn đó.
Bên cạnh đó, Nhóm G20 hy vọng đạt được đồng thuận về vấn đề thuế kỹ thuật số bằng cuộc họp của họ vào tháng 7, yêu cầu các nước thành viên bao gồm Trung Quốc và Mỹ đàm phán một cách nghiêm túc.
Vào đầu tháng 4, bà Yellen đã thúc giục việc áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu, với lý do "cuộc đua tới đáy kéo dài 30 năm", trong đó các quốc gia đã cắt giảm thuế suất doanh nghiệp để thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia.
“Khả năng cạnh tranh là đảm bảo các Chính phủ có hệ thống thuế và doanh thu ổn định để đầu tư vào các hàng hóa công thiết yếu”, bà Yellen nhấn mạnh.
Sau đó, sau cuộc họp giữa các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào đầu tháng này, Bộ trưởng Tài chính Ý, Daniele Franco nói rằng, G20 đã cam kết đạt được một thỏa thuận và hy vọng nó sẽ diễn ra vào tháng 7 năm nay.
Franco xác nhận các cuộc thảo luận tập trung vào hai trụ cột của thuế quốc tế toàn cầu đó là sự phân bổ lợi nhuận công bằng giữa các quốc gia khác nhau, nơi các công ty đa quốc gia hoạt động và mức thuế hiệu dụng tối thiểu toàn cầu.
Theo một phân tích được công bố vào đầu năm nay bởi Tax Justice Network - tổ chức vận động về thuế cho biết, mối lo ngại đối với Trung Quốc có thể là tác động của thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đối với Hồng Kông, thiên đường thuế lớn thứ bảy trên thế giới và lớn nhất ở châu Á, đứng trước Singapore ở vị trí thứ chín.
Khái niệm thuế doanh nghiệp tối thiểu tiềm ẩn những rủi ro đối với Hồng Kông, qua đó khoảng 70% vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc đại lục hiện đang được chuyển sang. Một trong những lợi thế chính để một doanh nghiệp thành lập tại Hồng Kông và tạo ra nguồn doanh thu từ đại lục là gánh nặng thuế thấp, vì vậy việc buộc Hồng Kông tăng thuế doanh nghiệp có thể làm giảm sức hấp dẫn của nó với tư cách là một địa điểm kinh doanh.
“Hệ thống thuế của Trung Quốc đã bao trùm lĩnh vực kỹ thuật số vì các công ty cần phải trả thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn chưa quan tâm đầy đủ đến quan điểm đánh thuế xuyên biên giới”, cựu Thống đốc PBOC nói.
Ông cho rằng, điều này là do các nền tảng dịch vụ internet lớn hoạt động ở Trung Quốc chủ yếu được phát triển bởi các công ty trong nước, do đó Trung Quốc không phải đối mặt với những thách thức về thuế như các quốc gia ở châu Âu, nơi các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tìm cách đặt hoạt động của họ với mức thuế thấp. Tâm lý bảo hộ hoặc chiến tranh thuế quan không có xu hướng leo thang hoặc ngày càng căng thẳng như trước đây trong 3-4 năm qua.
Có thể bạn quan tâm