Trung Quốc phải tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông

Diendandoanhnghiep.vn Mọi hành động đơn phương, phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông đều gây phương hại đến quyền tự do hàng hải nói riêng và an ninh khu vực nói chung.

>> Việt Nam nói gì về việc máy bay Australia bị Trung Quốc chặn ở Biển Đông?

Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.

Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.

Mới đây, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin máy bay Úc bị tiêm kích Trung Quốc quấy rối trong không phận thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao  Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:

“Việt Nam cho rằng hoạt động của tất cả các nước cần phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển (UNCLOS 1982) và các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), không làm gia tăng căng thẳng khu vực, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, hợp tác và phát triển của khu vực và quốc tế”, bà Hằng khẳng định.

Trước đó, tờ Reuters dẫn lại thông báo từ Bộ Quốc phòng Úc cho hay chiếc P-8 bị J-16 ngăn chặn trong “hoạt động giám sát biển thông thường” trong không phận quốc tế ở Biển Đông vào ngày 26/5.

Trong thông báo, chiến đấu cơ Trung Quốc bay rất gần ở phía trước chiếc P-8 và phóng ra “một bọc mảnh kim loại” chứa những miếng nhôm nhỏ mà đã bị hút vào động cơ của máy bay Úc.

“Hành động ngăn chặn dẫn tới sự vận động nguy hiểm, gây ra mối đe dọa về an toàn đối với P-8 và phi hành đoàn”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc Rachard Marles khẳng định trong thông báo.

Máy bay do thám P-8A Poseidon của Australia vừa bị tiêm kích Trung Quốc quấy rối trên Biển Đông, trong khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: Không quân Hoàng gia Australia)

Máy bay do thám P-8A Poseidon của Australia vừa bị tiêm kích Trung Quốc quấy rối trên Biển Đông, trong khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: Không quân Hoàng gia Australia)

Dĩ nhiên, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế nên đã nhiều lần Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định tính pháp lý và nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

>> Thực hư việc chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay Australia trên Biển Đông

>> Trung Quốc lại "gây nguy hiểm" trên Biển Đông

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua, tại các cuộc hội kiến, hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam, đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bao gồm tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS năm 1982; thực hiện đầy đủ, toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Quan điểm này cũng được nêu rõ khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nhân dịp Thủ tướng tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc giữa tháng 5 vừa qua.

Ở một diễn biến khác, tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 5, hay trong cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Đức Olaf Scholz với người đồng cấp Nhật Bản Kishida hồi tháng 4 tại Tokyo, các nhà lãnh đạo đã phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở Biển Đông.

Cũng như trong tuyên bố chung sau cuộc hội đàm cấp cao Đức-Ấn Độ, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng khẳng định cần bảo đảm thương mại không bị cản trở và tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, ở tất cả các vùng biển, trong đó có Biển Đông.

Ngay cả Liên minh châu Âu (EU) cũng đã kêu gọi các bên tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đồng thời giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Đáng chú ý, thể hiện mạnh mẽ nhất là Úc cùng Mỹ đã tuyên bố yêu sách của Trung Quốc xung quanh các đảo tranh chấp ở Biển Đông  không phù hợp với luật pháp quốc tế. Bộ Quốc phòng Úc cho hay trong nhiều thập niên qua, nước này đã tiến hành hoạt động giám sát ở Biển Đông “theo luật pháp quốc tế, thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển và không phận quốc tế”, theo Reuters.

Trở lại với tuyên bố của đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam để một lần nữa cho thấy lập trường nhất quán và mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc thiết lập môi trường hòa bình và ổn định trong toàn bộ khu vực, bao gồm Biển Đông, là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thích nghi với tình hình địa chính trị hiện đại.

Điều này cũng có nghĩa, dư luận quốc tế luôn đề cao Việt Nam trong nỗ lực đóng góp xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, an ninh, an toàn, tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Chính vì vậy, nếu Trung Quốc không tôn trọng tự do hàng hải và hàng không và luôn có những hành động đơn phương, phi lý ở Biển Đông như thời gian qua thì đều gây phương hại tới hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực cũng như trật tự dựa trên luật lệ quốc tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc phải tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714280215 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714280215 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10