Trung Quốc xác nhận các mảnh vỡ còn lại của tên lửa Trường Chinh 5B đã rơi xuống Ấn Độ Dương ở phía tây nam Ấn Độ và Sri Lanka.
Cụ thể, theo Đài Truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV), Văn phòng Kỹ thuật không gian Trung Quốc cho biết, các bộ phận của tên lửa Trường Chinh 5B rơi trở lại bầu khí quyển lúc 10h24 theo giờ Bắc Kinh (9h24 sáng nay 9-5 giờ Việt Nam), và rơi xuống vị trí có tọa độ 72,47 kinh độ đông và 2,65 độ vĩ bắc. Trước đó, nhiều bộ phận của tên lửa đã tự hủy trong quá trình rơi trở lại bầu khí quyển Trái Đất.
Space-Track, dịch vụ giám sát hoạt động không gian dựa trên dữ liệu của quân đội Mỹ cũng xác nhận các mảnh vỡ của tên lửa này đã rơi trở lại bầu khí quyển mà không gây nguy hiểm. Các mảnh vỡ được xác định rơi xuống một địa điểm có tọa độ 2,65 độ vĩ Bắc và 72,47 độ kinh Đông, tương ứng một vị trí ở Tây Nam Ấn Độ và Sri Lanka.
Một số đoạn video trên mạng xã hội cho thấy, quả tên lửa nặng hơn 22 tấn đã để lại một vệt dài trên bầu trời Oman, khi phần lớn tên lửa này đã bị đốt cháy trên khí quyển. Được biết, đây là sự cố thứ 2 liên quan đến dòng tên lửa Trường Chinh 5B. Năm ngoái, một mảnh vỡ 12 m của loại tên lửa này đã rơi xuống ngôi làng tại Bờ Biển Ngà, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và nhà ở. Hiện chưa có báo cáo nào về thiệt hại mà các mảnh vỡ gây ra.
Trước đó, khi nhận được thông tin về tên lửa Trường Chinh 5B có khả năng rơi xuống trái đất, các cơ quan liên quan tại Trung Quốc cho biết sẽ kịp thời thông báo tình hình với bên ngoài. Các chuyên gia phân tích vũ trụ Trung Quốc cũng khẳng định các mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B Y2 sẽ rơi xuống vùng biển quốc tế và việc các mảnh vỡ tên lửa rơi xuống Trái Đất là bình thường trong lĩnh vực không gian.
Ngoài ra, với việc sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường, các mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B Y2 sẽ không gây ô nhiễm đại dương.
Mặc dù vậy, các chuyên gia vũ trụ vẫn cảnh báo nguy cơ những mãnh vỡ của các vệ tinh, tên lứa đã được phóng lên không gian và có khả năng rơi xuống Trái Đất nếu không có các hành động xử lý thích hợp. Theo Thomas Schildknecht thuộc Liên minh Thiên văn Quốc tế, hiện có 2.033 phần thuộc các tên lửa trong quỹ đạo Trái Đất, ít nhất đó là những vật thể có dữ liệu quỹ đạo. Chắc chắn là mỗi vật thể đều không thể kiểm soát. Trong số 2.033 vật thể, có 546 là của Mỹ và chỉ 169 là của Trung Quốc.
Đáng lo ngại, có khoảng 900.000 vật thể có đường kính lớn hơn 1cm và 128m mảnh vỡ lớn hơn 1mm đã ở trong quỹ đạo của Trái đất. "Những mảnh vỡ này di chuyển nhanh đến mức có thể vô hiệu hóa hoặc phá hủy một tàu vũ trụ đang hoạt động. Điều này có thể tạo ra nhiều mảnh vỡ hơn rơi xuống Trái Đất trong tương lai gần", chuyên gia này cảnh báo.
Hiện tại, các Manuel Metz, đại diện Cơ quan liên ngành Ủy ban điều phối các mảnh vỡ không gian cho biết họ đang làm việc để cải thiện các hướng dẫn giảm nguy cơ va chạm và ngăn chặn sự tích tụ thêm rác vũ trụ. Ông cho biết, mặc dù những hướng dẫn đầu tiên được xuất bản cách đây 20 năm vẫn có thể thực hiện được, nhưng chúng cần được sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp vũ trụ.
Ông Metz cũng cho biết thêm, các cơ quan và chính phủ một số nước cũng đang tiến hành tăng cường các hướng dẫn và sửa đổi luật không gian quốc tế để giải quyết vấn đề lãng phí không gian bằng cách đảm bảo rằng, tất cả các vệ tinh mới sẽ được thiết kế để tự ngừng hoạt động và tự hủy an toàn trong bầu khí quyển vào cuối vòng đời của chúng. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đang đầu tư vào các công nghệ mới, bao gồm hệ thống tránh va chạm tự động cho các vệ tinh cũng như tàu vũ trụ.
Dự kiến, các vệ tinh dọn rác vũ trụ của ClearSpace, Thụy Sĩ sẽ được phóng lên không gian để sử dụng các cánh tay robot nắm lấy những phần tên lửa thừa, cũng như các mảnh vỡ rời khỏi bầu khí quyển. Cuối cùng, vệ tinh và mảnh vỡ cùng tự phân rã.
Có thể bạn quan tâm
Lõi tên lửa Trường Chinh 5B rơi tự do và lo ngại về rác vũ trụ
03:01, 09/05/2021
Vì sao tên lửa Trung Quốc rơi mất kiểm soát xuống Trái Đất: Chuyên gia Mỹ chỉ ra nhược điểm quan trọng trong thiết kế
16:45, 06/05/2021
Báo động nguy cơ tên lửa khổng lồ Trung Quốc rơi xuống Trái đất mất kiểm soát
04:23, 03/05/2021
Startup Trung Quốc, phóng tên lửa, thất bại, thương mại
04:58, 07/02/2021