Trung Quốc và nỗi ám ảnh mang tên "zero Covid"

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc vẫn đang tiến hành các biện pháp phong tỏa chặt chẽ để đối phó với COVID-19 sau khi ghi nhận đợt bùng phát lan rộng nhất kể từ khi lần bùng phát dịch đầu tiên tại Vũ Hán.

Một công nhân phun thuốc khử trùng tại đảo Gulangyu ở Hạ Môn, Trung Quốc, vào đầu tháng này.

Một nhân viên y tế phun thuốc khử trùng tại đảo Gulangyu, Hạ Môn, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Sau khi phát hiện một ca dương tính ở Thượng Hải, nhà chức trách Trung Quốc niêm phong công viên Disneyland và xét nghiệm hơn 30.000 khách tham quan trước khi cho họ ra về. Việc xét nghiệm kéo dài tới gần nửa đêm mới hoàn tất, thời điểm hoạt động vui chơi tại công viên thường đã khép lại từ lâu.

Xét nghiệm xong, hơn 30.000 người trở về nhà trên các xe buýt riêng biệt. Tất cả đều nhận kết quả âm tính nhưng vẫn được yêu cầu tự cách ly tại nhà trong 2 ngày và xét nghiệm lại sau hai tuần. Cách phản ứng này của chính quyền Thượng Hải là điển hình cho chính sách chống dịch triệt để của quốc gia này khi kiên quyết duy trì "zero Covid".

Ngày 3/11, Trung Quốc báo cáo 93 ca mắc mới trong cộng đồng và 11 trường hợp không triệu chứng. Ba tỉnh mới nhất ghi nhận các ca bệnh là Trùng Khánh, Hà Nam và Giang Tô, thuộc khu vực duyên hải miền Đông Trung Quốc. Cùng ngày, Bắc Kinh báo cáo 9 ca mắc mới, trong đó có một trường hợp không triệu chứng. Tổng số ca bệnh tại thủ đô Trung Quốc trong làn sóng dịch lần này đã lên tới 38.

Thay vì dần nới lỏng theo hướng tái mở cửa khi các quốc gia trong khu vực bắt đầu lựa chọn "sống chung với COVID-19", Trung Quốc vẫn kiên trì với “Zero Covid”, ngay cả khi các làn sóng Delta đang xô tới thường xuyên hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các biện pháp chống dịch của Trung Quốc càng thêm phần mãnh liệt.

Biên giới của nước này hầu hết đã bị đóng cửa, với việc đi lại bằng đường hàng không giảm mạnh, và du học sinh, khách du lịch bị cấm nhập cảnh. Công dân Trung Quốc và một số khách quốc tế nhất định có thể nhập cảnh nhưng phải cách ly ít nhất 2 tuần. Thực hiện phong tỏa kéo dài cũng dẫn đến việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không đến tham dự các cuộc họp thượng đỉnh quan trọng như G20 và COP26.

Mặc dù một số quan chức y tế Trung Quốc đã đề nghị nới lỏng một phần khi tỷ lệ tiêm vaccine đạt 85% dân số, nhưng các quan chức Trung Quốc cho biết họ vẫn cam kết theo đuổi chính sách “Zero Covid", bất chấp các đợt bùng phát dịch đang tăng với tốc độ nhanh hơn, lan rộng hơn và vượt qua nhiều biện pháp từng được áp dụng để kiểm soát dịch bệnh trước đó.

Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo hệ lụy là làm gián đoạn cuộc sống của người dân cũng như tác động tiêu cực đến nền kinh tế của cường quốc châu Á này. Theo đánh giá của các chuyên gia, cả ở Trung Quốc và nước ngoài, cách tiếp cận này không bền vững. Trung Quốc có thể thấy mình ngày càng bị cô lập cả về mặt ngoại giao và kinh tế, vào thời điểm mà dư luận toàn cầu đang có những biện pháp để đối phó với tầm ảnh hưởng của cường quốc này.

Một nhân viên y tế tại Vũ Hán đang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân

Một nhân viên y tế tại Vũ Hán đang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân

Lynette Ong, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Toronto, cho biết: “Trung Quốc đang trả một cái giá tương đối đắt để duy trì chiến lược "Zero Covid". Không thể phủ nhận được hiệu quả mà chiến lược này mang lại. Nhưng nếu kéo dài, nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng do các chuỗi cung ứng bắt đầu đứt gãy”.

Chuyên gia này cũng cho biết thêm, Bắc Kinh sợ bất kỳ thách thức nào đối với câu chuyện về chiến thắng của quốc gia này trong việc ngăn chặn đại dịch thành công vào năm ngoái. “Các nhà chức trách Trung Quốc muốn kiểm soát bất kỳ những bất ổn tiềm ẩn nhỏ nào”.

Ngoài ra còn có nhiều lý do thực tế hơn cho sự do dự của Trung Quốc. Zhang Jun, một học giả nghiên cứu đô thị tại Đại học Hồng Kông, đánh giá, “Nguồn lực y tế của Trung Quốc tập trung nhiều ở các thành phố lớn. Do đó, nếu không có các biện pháp ngăn chặn quyết liệt, các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa có thể nhanh chóng rơi vào mất kiểm soát bởi sự gia tăng của các ca bệnh".

Mặt khác, mặc dù Trung Quốc đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tương đối cao, ở mức 75% dân số của họ, nhưng có nhiều câu hỏi đặt ra về hiệu quả của các loại vaccine được sản xuất trong nước. Và rất có khả năng, câu trả lời thực tế nhất sẽ được thể hiện qua số ca nhiễm mới nếu quốc gia này tái mở cửa trở lại.

Thực tế cho thấy, ít nhất vào thời điểm hiện tại, chiến lược “Zero Covid” vẫn đang nhận được sự ủng hộ của phần lớn công chúng. Trong khi người dân ở các khu vực bị phong tỏa đã phàn nàn về những khó khăn do các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, thì việc di chuyển và các hoạt động sản xuất không bị hạn chế ở những khu vực không có ca nhiễm. Tầng lớp giàu có tại Trung Quốc vẫn đẩy mạnh chi tiêu vào hàng hóa xa xỉ và xe hơi sang trọng vì họ không du lịch ra nước ngoài.

“Miễn là người dân vẫn có thể cảm thấy họ đang được tự do ở một mức độ nhất định, chính sách "Zero Covid" không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến cuộc sống", chuyên gia bệnh truyền nhiễm Roberto Bruzzone đồng giám đốc Viện nghiên cứu Pasteur (ĐH Hong Kong) nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc và nỗi ám ảnh mang tên "zero Covid" tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713613538 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713613538 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10