Phải chăng chúng ta đang “quên” quy tắc chuyển đổi mã số HS, mà chỉ mặc định với quy tắc hàm lượng giá trị gia tăng?
Nếu một doanh nghiệp nhập khẩu toàn bộ những linh kiện từ nước ngoài về sản xuất hay gia công tại Việt Nam thì sản phẩm đó liệu có đáp ứng được quy định về quy tắc xuất xứ? Vì chúng ta vẫn có quan niệm cái gì tự trồng, khai thác, đánh bắt trong phạm vi lãnh thổ thì mới là xuất xứ thuần túy. Nhưng hiện nay, có những sản phẩm xuất phát từ phế liệu có nguồn gốc nguyên liệu ban đầu nhập khẩu, thì mặc nhiên được hiểu sản phẩm này có yếu tố nhập khẩu và không được nhìn nhận có xuất xứ thuần túy. Tuy nhiên, những phế liệu trong quy tắc xuất xứ tại một số hiệp định thương mại FTA có đưa ra quy định phế liệu thu được trong quá trình sản xuất dùng để sản xuất, tái chế ra sản phẩm khác vẫn được công nhận là sản phẩm có xuất xứ thuần túy.
Có thể bạn quan tâm
15:04, 25/06/2019
10:00, 25/06/2019
Nhưng chỉ cần một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ nhập khẩu trong quy tắc xuất xứ thuần túy thì sản phẩm đó sẽ không được coi là xuất xứ thuần túy. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất bàn ghế gỗ để xuất khẩu, gỗ được khai thác từ rừng trồng tại Việt Nam. Nhưng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó, doanh nghiệp có nhập khẩu ốc vít, véc ni từ nước ngoài, thì lập tức không được công nhận là có xuất xứ thuần túy, sản phẩm này trở thành có sử dụng thành phần nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa là gì, chuyển đổi mã số HS như thế nào sẽ được bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (VCCI) lý giải trên số báo 51 (ra ngày 26/6/2019).