Từ ngày 1/7, người dân có thể nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên toàn quốc

Diendandoanhnghiep.vn Đây là 1 trong 6 dịch vụ công trực tuyến mới được công bố từ ngày 1/7 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, các dịch vụ công mới có thể giúp tiết kiệm hơn 1.600 tỷ đồng/năm.

Sáng nay (1/7), tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo công bố dịch vụ công thứ 725 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG).

Theo đó, sau hơn 7 tháng triển khai, Cổng DVCQG đang từng bước phát huy tính ưu việt trong việc giải quyết các thủ tục hành chính một cách đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm.

Ngày 01/07, 6 dịch vụ mới đã được cung cấp trên Cổng DVCQG, gồm: (1) Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; (2) Đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện; (3) Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; (4) Cấp đổi giấy phép lái xe mức độ 4; (5) Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Cảnh sát giao thông (phạm vi toàn quốc); (6) Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Thanh tra giao thông. Đây được xem là những dịch vụ thiết thực, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục triệu người dân.

Tính đến 28/6/2020, đã có hơn 178.000 tài khoản đăng ký; hơn 46,3 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin và thực hiện dịch vụ; hơn 10,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái để phục vụ tra cứu, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; hơn 151.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến từ Cổng DVCQG, trong đó có 889 hồ sơ của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ vay vốn hoặc hỗ trợ lao động tạm ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch COVID-19.

Để có được những kết quả này là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, cùng với đó là sự góp mặt của nhiều đơn vị, tổ chức ngân hàng và trung gian thanh toán, mà điển hình là VNPT Pay của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT.

Thêm 6 dịch vụ công mới được công bố, nâng số dịch vụ công trực tuyến lên con số 725 dịch vụ.

Thêm 6 dịch vụ công mới được công bố, nâng số dịch vụ công trực tuyến lên con số 725 dịch vụ.

Đánh giá về hoạt động của Cổng DVCQG trong thời gian qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ông Mai Tiến Dũng cho biết, tính đến 28/6/2020, đã có hơn 178 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 46,3 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin và thực hiện dịch vụ; hơn 10,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái để phục vụ tra cứu, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; hơn 150 nghìn hồ sơ thực hiện trực tuyến từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong đó có 889 hồ sơ của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ vay vốn hoặc hỗ trợ lao động tạm ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch Covid-19; tiếp nhận, xử lý hơn 6,6 nghìn phản ánh, kiến nghị và hỗ trợ, giải đáp hơn 14,8 nghìn cuộc gọi tới tổng đài.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết số lượng dịch công trực tuyến đã tăng 90 lần so với thời điểm khai trương Cổng DVCQG.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết số lượng dịch công trực tuyến đã tăng 90 lần so với thời điểm khai trương Cổng DVCQG.

Đáng chú ý, số lượng dịch vụ công trực tuyến được tích hợp, cung cấp trên Cống Dịch vụ công Quốc gia tăng gấp 90 lần so với thời điểm khai trương tháng 12/2019 và 4,5 lần so với 03 tháng trước đây (hiện nay 725 dịch vụ, trong khi tháng 3/2020 là 161 dịch vụ và tháng 12/2019 là 8 dịch vụ), trung bình mỗi quý thực hiện tích hợp, cung cấp khoảng hơn 350 dịch vụ công trực tuyến. Tương ứng với đó, số lượng hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia so với 3 tháng trước đây tăng gấp 11 lần, trung bình mỗi tháng Cổng tiếp nhận, xử lý hơn 46 nghìn hồ sơ trực tuyến, mỗi ngày tiếp nhận hơn 2.000 hồ sơ.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, với việc thêm 6 dịch vụ công nêu trên “sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân tối thiểu 1.686 tỷ đồng/năm”. Cụ thể:

Với dịch vụ Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, dịch vụ này cung cấp tính năng giúp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính. Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đối với người dân, doanh nghiệp, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp tiện ích đặt lịch hẹn với người dân, doanh nghiệp đến thực hiện chứng thực, giúp giảm thời gian chờ đợi khi thực hiện thủ tục. Bản sao chứng thực điện tử được ký số bảo đảm tính nguyên vẹn, chính xác và có thể sử dụng lại nhiều lần; hơn nữa, giúp người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến hoàn toàn (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4) đối với đa số các thủ tục hành chính đã được cung cấp trên môi trường điện tử, loại bỏ tình trạng phải nộp bản sao chứng thực/xuất trình bản giấy để xác minh lại hồ sơ như hiện nay.

Với việc đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện, dịch vụ này cho phép người dân nộp trực tuyến số tiền đóng bảo hiểm xã hội của mình hoặc người thân, giúp cắt giảm thời gian, chi phí đi lại đến cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc các cơ quan ủy nhiệm thu để đóng tiền theo định kỳ. Cùng với việc tiếp tục cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hoàn thành việc tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia dịch vụ đăng ký, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội tự nguyện trong tháng 7 năm 2020, nhóm dịch vụ này sẽ giúp người dân hoàn toàn có thể ngồi tại nhà đăng ký tham gia và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng các chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định.

Với dịch vụ gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, dịch vụ này cho phép người dân đóng tiền trực tuyến để gia hạn thẻ bảo hiểm y tế của mình hoặc người thân, giúp cắt giảm thời gian, chi phí đi lại thực hiện thủ tục tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý ủy nhiệm thu.

Với dịch vụ Cấp mới, đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp mức độ 4, dịch vụ đổi giấy phép lái xe là dịch vụ được nâng cấp từ mức độ 3* lên mức độ 4 trên cơ sở tích hợp, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe của Bộ Y tế và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Bộ Công an. Dịch vụ này sẽ thực hiện thí điểm từ 1 tháng 7 năm 2020 tại Tổng cục Đường bộ, Thái phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, với 03 Bệnh viện ở Hà Nội (Giao thông vận tải, E và Đa khoa Hà Đông) và 08 Bệnh viện, trung tâm y tế ở Hà Nam (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Đa khoa Nam Lý; các Trung tâm y tế huyện: Bình Lục, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm, Thị xã Duy Tiên và Trung tâm giám định y khoa tỉnh).

Với số liệu tính toán ngay từ giai đoạn khai trương, nếu đưa dịch vụ này triển khai toàn quốc mức độ 4 phục vụ trung bình khoảng hơn 965 nghìn lượt người thực hiện hàng năm, ước tính số tiền tiết kiệm tăng thêm so với thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 khoảng hơn 323,9 tỷ đồng/năm.

Với dịch vụ nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thời gian qua, số lượng người tra cứu để thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tương đối lớn khoảng hơn 16 nghìn lượt tra cứu, thực hiện. Lực lượng cảnh sát giao thông đã cung cấp gần 11 nghìn dữ liệu về các trường hợp vi phạm hành chính để phục vụ tra cứu, nộp phạt trực tuyến. Tuy nhiên, số lượng thực hiện nộp phạt trực tuyến thành công còn thấp do nhiều nguyên nhân nhân như: phạm vi thực hiện thí điểm còn hẹp (chỉ phạm vi xử lý của cấp Phòng trở lên của 05 địa phương đối với xử phạt của Cảnh sát giao thông và các đơn vị thuộc Tổng cục đường bộ của Thanh tra giao thông); cơ sở hạ tầng của các đơn vị thực hiện dịch vụ còn hạn chế, tâm lý, thói quen của người dân còn e ngại khi thực hiện theo hình thức trực tuyến,...

Do đó, để nâng cao chất lượng phục vụ, từ 01 tháng 7 năm 2020, việc nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trực tuyến sẽ được mở rộng phạm vi thực hiện cụ thể: Thực hiện trên toàn quốc đối với thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông; Thực hiện trên toàn quốc đối với thẩm quyền xử phạt của chỉ huy cấp Đội trở lên thuộc phòng Cảnh sát giao thông Công an các địa phương và các đơn vị trực thuộc Cục Cảnh sát giao thông.

Như vậy, có thể thấy, với những dịch vụ công mới, người dân, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính. Đồng thời đây là thể hiện rõ quyết tâm số hóa, thúc đẩy việc giải quyết các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan.

VNPT Pay là hệ sinh thái thanh toán số qua ví điện tử, thẻ nội địa, thẻ quốc tế, do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cung cấp, đáp ứng nhu cầu thanh toán tiện lợi, an toàn và nhanh chóng cho hầu hết các nhu cầu hàng ngày như nạp thẻ cào, thanh toán cước di động, truyền hình, internet; điện, nước, mua vé xem phim, vé máy bay, bảo hiểm, đóng học phí…

Đặc biệt, VNPT Pay có tính năng thanh toán tự động các hóa đơn, đảm bảo cho các thanh toán định kỳ luôn đúng hạn. Để sử dụng ví điện tử VNPT Pay, Khách hàng chỉ cần cài đặt trên App Store hoặc CH Play và làm theo hướng dẫn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Từ ngày 1/7, người dân có thể nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên toàn quốc tại chuyên mục Chính trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713595337 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713595337 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10