Từ ST25 ngẫm về bảo vệ và gìn giữ thương hiệu quốc gia (Kỳ 1)

Chuyên gia thương hiệu VÕ VĂN QUANG 26/04/2021 05:00

LTS: Gạo ST25 xứng đáng đưa vào danh mục thương hiệu quốc gia để có chính sách hỗ trợ thích đáng và sự tham vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng thương hiệu quốc tế.

Câu chuyện một số người phê phán việc mang Gạo "ngon nhất thế giới" đi thi lần 2 rồi chỉ đoạt giải nhì - hiểu thế nào cho đúng?

Gạo ST25 luôn trong tình trạng 'cháy' hàng từ khi đạt giải nhất cuộc thi World's Best Rice 2019 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Gạo ST25 luôn trong tình trạng 'cháy' hàng từ khi đạt giải nhất cuộc thi World's Best Rice 2019 - Ảnh: Chí Quốc/TTO

Để có được một thương hiệu giống gạo ngon với nhiều tiêu chí khắt khe mang chuông đi đánh xứ người, các nhà nông học Việt Nam đã mất hàng chục năm tìm tòi, nghiên cứu lai tạo ứng dụng khoa học tiên tiến và công sức mồ hôi trên những cánh đồng thực nghiệm.

Công lao này đáng được xã hội tôn vinh, và cá nhân nhà khoa học xứng đáng nhận được thành quả với sự đón nhận của thị trường và người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.

Một sản phẩm gạo ngon rất khác một giải thưởng hoa hậu. Chiến lược khác nhau vì sự tồn tại vòng đời của gạo khác với vòng đời của một sản phẩm hoa hậu. Cho nên có ý kiến so sánh như vậy là rất khập khiễn và thiếu hiểu biết.

Việc thay đổi sản phẩm mang đi thi khác nhau hàng năm mang lại nhiều rủi ro hơn so với lập lại một chuỗi danh hiệu trong suốt vòng đời của của giống cây trồng, như táo Ambrosia cho đến gạo thơm Mali. hay Japonica…

Doanh nghiệp Việt Nam hầu hết chưa có nhiều trải nghiệm làm chiến lược thương hiệu giống trong nông nghiệp, nó rất tinh vi là rất lý thú. Có thể tham khảo tập đoàn giống cây trồng hàng đầu thế giới như Syngenta để học hỏi chiến lược kinh doanh toàn cầu của họ.

Ông Hồ Quang Cua giới thiệu về khu trồng giống lúa ST tại doanh nghiệp của ông cho đoàn công tác của tỉnh Bạc Liêu nhằm mở rộng vùng sản xuất lúa ST tại Bạc Liêu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ông Hồ Quang Cua giới thiệu về khu trồng giống lúa ST tại doanh nghiệp của ông cho đoàn công tác của tỉnh Bạc Liêu nhằm mở rộng vùng sản xuất lúa ST tại Bạc Liêu - Ảnh: Chí Quốc/TTO

Marketing có hàng trăm cách để tạo định vị khác biệt và “tuyên ngôn vị trí số một”. Các sản phẩm nông nghiệp, từ giống cây, vật nuôi cho đến sản phẩm đóng gói hay chế biến… cũng vậy, có rất nhiều cách làm không thể kể hết trong một bài viết.

Việc gửi sản phẩm Gạo ST25 đi thi nhiều lần (theo vòng đời 10-20 năm là hợp lý) nó đủ để tạo tên tuổi trên thương trường và đủ để tạo nguồn canh tác cung cấp ổn định.

Và dự kiến nó sẽ đạt nhiều giải thưởng “gạo ngon hàng đầu” (1, 2, 3) là đạt mục tiêu thương hiệu và trên bao bì sẽ có 5, 7 huy chuông Vàng Bạc các loại, vì Bạc hay Đồng cũng có giá trị của nó chứ. So với thể thao Việt Nam có đoạt Huy chương Vàng Olympic nào đâu?

Chỉ trong vài năm Gạo ST24 và ST25 đã làm mưa làm gió trên thị trường, không chỉ tại Việt Nam mà ở thị trường nước ngoài. Tại Châu Âu hiện nay Gạo ST24 đã có mặt với độ phủ cao tại các siêu thị châu Á, một nỗ lực đáng nghi nhận từ công ty Bảo Minh (doanh nhân Hiếu Hạnh).

Tuy nhiên vấn đề tồn tại chính yếu đang cần hỗ trợ từ các cơ quan quản lý với sự góp ý từ giới chuyên gia, đó là làm lành mạnh thị trường bán lẻ gạo ‘chính hiệu’ ở trong nước; và bảo vệ nhãn hiệu ở nước ngoài (tại Mỹ). Chúng tôi sẽ bàn thêm ở phần sau.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

  • Xây dựng thương hiệu Việt nhìn từ câu chuyện của gạo ST25

    18:00, 25/04/2021

  • DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: ST25 và chuyện gian nan "đòi lại" thương hiệu

    15:00, 24/04/2021

  • Chính thức công nhận đặc cách lúa ST25 "gạo ngon nhất thế giới"

    11:00, 31/12/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Từ ST25 ngẫm về bảo vệ và gìn giữ thương hiệu quốc gia (Kỳ 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO