Từ ST25 ngẫm về bảo vệ và gìn giữ thương hiệu quốc gia (Kỳ cuối)

Chuyên gia thương hiệu VÕ VĂN QUANG 27/04/2021 05:00

Chủ thể thương hiệu Gạo ST25 đã làm rất nhiều để có thương hiệu xứng tầm thế giới, nhưng còn cần làm những gì để khai thác tiềm năng và gia trị của thương hiệu này?

Gạo ST25 của Việt Nam

Gạo ST25 của Việt Nam

Thời gian gần đây có những tín hiệu vui một số đại gia xuất khẩu nông sản bắt tay với các công ty nông nghiệp, điển hình như Intimex, T&T và nhiều tập đoàn lớn mở ra hướng chiến lược bài bản khai mở chuỗi giá trị nông nghiệp cả về phía thượng nguồn và hạ nguồn. 

Như đã đề cập, công ty Bảo Minh – đơn vị phát triển Gạo ST24 tại châu Âu, rất ghi nhận “sứ mệnh liên kết 7 nhà” bao gồm: (1) Nhà nước, (2) Nhà khoa học, (3) Nhà nông, (4) Nhà doanh nghiệp, (5) Nhà Bank, (6) Nhà Bán lẻ hay Phân phối và (7) Nhà tiếp thị & truyền thông. Đây là một thông điệp cần được lan toả rộng khắp, vì thiếu một mắc xích trong đó thì chuỗi gia trị toàn diện sẽ bị rời rạc và thất bại.

Lâu nay vai trò của Marketing và Truyền thông cũng bị doanh nghiệp coi nhẹ, trong khi Gạo ST25 với giải thưởng Gạo Ngon nhất Thế giới và hiệu ứng lan toả của nó đã tạo ra những hiệu quả mạnh mẽ, từ mức độ thấp là độ nhận biết hay sự tò mò, cho đến ý muốn dùng thử và khẳng địng lòng tin… là một quá trình marketing chiến lược và truyền thông cần có chủ đích và bài bản… sẽ tạo hiệu ứng tích cực nhiều mặt từ chuyển biến tâm lý tiêu dùng cho đến thu hút nguồn lực đầu tư, ngược lại có thể làm hư cả một quá trình kinh doanh.

AHLĐ Hồ Quang Cua (giữa) giới thiệu gạo ST25 tại điểm bán hàng gạo ST ở TP HCM. Ảnh: HĐ.

AHLĐ Hồ Quang Cua (giữa) giới thiệu gạo ST25 tại điểm bán hàng gạo ST ở TP HCM. Ảnh: HĐ.

Doanh nghiệp kinh doanh Việt Nam lâu nay vốn quen với việc phân phối hay xuất khẩu những mặt hàng sẵn có, chưa làm marketing theo chuỗi giá trị toàn diện cả vè thượng nguồn (sản xuất hay khai thác) cho đến hạ nguồn (chế biến , bán lẻ, truyền thông tiếp thị đến đích) và co dũng khí vượt qua những rào cản từ pháp lý đến kỹ thuật và cạnh tranh trên quy mô quốc tế… cho nên ắt hẳn đang gặp những thách thức không nhỏ với chiến lược kinh doanh sản phẩm thương hiệu (khác với kinh doanh hàng hoá commodity như trước).

Có thể nói, đây là một bước ngoặt lớn đầy thách thức nhưng sẽ mang lại ví thế kinh doanh dẫn đầu và tự tin. Kinh doanh thương hiệu còn nâng cao giá trị kinh tế và quyền năng thương lượng lên nhiều lần so với kinh doanh hàng hoá cho dù sản lượng ban đầu tưởng chừng như còn thấp so vơi hàng hoá. Mặt khác các thị trường quốc gia phát triển văn minh chỉ ủng hộ luật chơi của thương hiệu của hàng hoá xuất xứ rõ ràng và đạt chất lượng cùng nhiều chuẩn mực văn minh khác (sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, an toàn giống, an toàn sức khoẻ, trách nhiệm xã hội…).

Phân tích như vậy để thấy vai trò mang tính đột phá tiên phong của sự thành công bước đầu của Gạo ST25, nó tạo tiền đề, kinh nghiệm và bệ phóng cho hàng loạt sản phẩm nông sản khác của Việt Nam tự tin đi ra thế giới bằng thương hiệu. 

Có thể bạn quan tâm

  • Từ ST25 ngẫm về bảo vệ và gìn giữ thương hiệu quốc gia (Kỳ 2)

    14:25, 26/04/2021

  • Từ ST25 ngẫm về bảo vệ và gìn giữ thương hiệu quốc gia (Kỳ 1)

    05:00, 26/04/2021

  • Xây dựng thương hiệu Việt nhìn từ câu chuyện của gạo ST25

    18:00, 25/04/2021

  • DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: ST25 và chuyện gian nan "đòi lại" thương hiệu

    15:00, 24/04/2021

  • Chính thức công nhận đặc cách lúa ST25 "gạo ngon nhất thế giới"

    11:00, 31/12/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Từ ST25 ngẫm về bảo vệ và gìn giữ thương hiệu quốc gia (Kỳ cuối)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO